Đền Rồng – nơi thờ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam

Ẩn mình giữa thôn Long Vỹ, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh là đền Rồng, nơi thờ Lý Chiêu Hoàng, vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đền Rồng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 15km, đây là di tích nằm trong cụm Di tích lịch sử đền Đô - thờ 8 vị vua nhà Lý. Ngôi đền được xây dựng từ cuối thế kỷ XIII. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi khi mới 7 tuổi. Năm 1226, bà nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, từ đây triều đại nhà Lý chuyển giao sang nhà Trần.

Đền Rồng được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.800m², gồm các hạng mục: Cổng đền (nghi môn), đền thờ, nhà Mẫu, nhà khách và các công trình phụ trợ. Cổng đền được xây dựng quy mô lớn, với cổng chính và hai cổng phụ 2 bên.

Đền Rồng được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.800m², gồm các hạng mục: Cổng đền (nghi môn), đền thờ, nhà Mẫu, nhà khách và các công trình phụ trợ. Cổng đền được xây dựng quy mô lớn, với cổng chính và hai cổng phụ 2 bên.

Đền thờ có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm: Tiền tế và Hậu cung. Hai bên đền là 2 tượng voi quỳ bằng đá xanh.

Đền thờ có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm: Tiền tế và Hậu cung. Hai bên đền là 2 tượng voi quỳ bằng đá xanh.

Trong lịch sử phong kiến, nơi thờ tự dành cho các phụ nữ trong hoàng tộc thường chỉ giới hạn trong vai trò hậu phi hoặc công chúa, hiếm khi được tôn thờ với tư cách đế vương. Bởi vậy, đền Rồng là một trường hợp hiếm hoi và mang tính biểu tượng đặc biệt: nơi một vị nữ hoàng được thờ cúng như một vị vua thực sự.

Trong lịch sử phong kiến, nơi thờ tự dành cho các phụ nữ trong hoàng tộc thường chỉ giới hạn trong vai trò hậu phi hoặc công chúa, hiếm khi được tôn thờ với tư cách đế vương. Bởi vậy, đền Rồng là một trường hợp hiếm hoi và mang tính biểu tượng đặc biệt: nơi một vị nữ hoàng được thờ cúng như một vị vua thực sự.

Đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử như tượng thờ, sập thờ, hương án, hoành phi, câu đối, bát bửu…

Đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử như tượng thờ, sập thờ, hương án, hoành phi, câu đối, bát bửu…

Nhà Mẫu.

Nhà Mẫu.

Năm 2014, đền Rồng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Năm 2014, đền Rồng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Bên phải đền có dãy nhà dài 15 gian, nơi để người dân, du khách sắp lễ.

Bên phải đền có dãy nhà dài 15 gian, nơi để người dân, du khách sắp lễ.

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng 9 âm lịch, người dân trong thôn lại tổ chức lễ hội tại đền Rồng để tưởng nhớ ngày mất của vua Lý Chiêu Hoàng. Đây cũng là dịp thu hút rất nhiều du khách tới đây.

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng 9 âm lịch, người dân trong thôn lại tổ chức lễ hội tại đền Rồng để tưởng nhớ ngày mất của vua Lý Chiêu Hoàng. Đây cũng là dịp thu hút rất nhiều du khách tới đây.

Hoàng Đức Ngọc Khuyến

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/den-rong-noi-tho-nu-hoang-duy-nhat-trong-lich-su-viet-nam/
Zalo