Dân bất an vì bờ biển sạt lở lấn sâu vào đất liền

Mặc dù đã xây dựng kè chắn sóng, nhưng bờ biển thôn Tân Ninh Châu (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn bị sạt lở ăn sâu vào đất liền 4 – 5m.

Người dân lo lắng khi bãi biển bị xâm lấn do mưa bão.

Người dân lo lắng khi bãi biển bị xâm lấn do mưa bão.

 Ảnh hưởng của bão số 4 vừa qua đã khiến đoạn bờ biển dài hơn 1 km qua thôn Tân Ninh Châu (xã Xuân Hội bị sạt lở nhiều điểm rất nghiêm trọng.

Ảnh hưởng của bão số 4 vừa qua đã khiến đoạn bờ biển dài hơn 1 km qua thôn Tân Ninh Châu (xã Xuân Hội bị sạt lở nhiều điểm rất nghiêm trọng.

 Nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 - 5 m.

Nhiều vị trí sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 - 5 m.

 Mặc dù nhiều vị trí đã được xây kè chắn sóng nhưng vẫn bị ảnh hưởng.

Mặc dù nhiều vị trí đã được xây kè chắn sóng nhưng vẫn bị ảnh hưởng.

 Tình trạng biển ăn sâu vào đất liền, uy hiếp tuyến đê biển Hội Thống khiến người dân lo lắng và bất an khi mùa mưa bão đang đến.

Tình trạng biển ăn sâu vào đất liền, uy hiếp tuyến đê biển Hội Thống khiến người dân lo lắng và bất an khi mùa mưa bão đang đến.

 Tình trạng sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều người dân thôn Tân Ninh Châu lo lắng, bất an.

Tình trạng sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều người dân thôn Tân Ninh Châu lo lắng, bất an.

 "Thời tiết diễn biến cực đoan, nhìn bãi biển bị xâm lấn từng ngày, người dân chúng tôi không khỏi xót xa, lo lắng", bà Phan Thị Liên nói.

"Thời tiết diễn biến cực đoan, nhìn bãi biển bị xâm lấn từng ngày, người dân chúng tôi không khỏi xót xa, lo lắng", bà Phan Thị Liên nói.

 Ông Phan Vĩnh Tuy, Trưởng thôn Tân Ninh Châu cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển qua địa bàn của thôn diễn ra từ nhiều năm trước và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ông Phan Vĩnh Tuy, Trưởng thôn Tân Ninh Châu cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển qua địa bàn của thôn diễn ra từ nhiều năm trước và ngày càng nghiêm trọng hơn.

 Trước tình trạng trên, vào năm 2023, chính quyền địa phương đã cho xây dựng kè chắn sóng dài 1,4 km dọc bờ biển với kinh phí gần 15 tỉ đồng để ngăn biển xâm thực.

Trước tình trạng trên, vào năm 2023, chính quyền địa phương đã cho xây dựng kè chắn sóng dài 1,4 km dọc bờ biển với kinh phí gần 15 tỉ đồng để ngăn biển xâm thực.

 Mặc dù kè chắn sóng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, nhưng mưa bão thời gian qua đã khiến nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Mặc dù kè chắn sóng đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, nhưng mưa bão thời gian qua đã khiến nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

 Sóng mạnh khiến các kết cấu bê tông của tuyến đê bị đánh dạt vào bờ.

Sóng mạnh khiến các kết cấu bê tông của tuyến đê bị đánh dạt vào bờ.

 Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hội cho biết, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ đề xuất với cấp trên có giải pháp ngăn chặn sạt lở bờ biển, nhất là khi có mưa bão xảy ra.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hội cho biết, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ đề xuất với cấp trên có giải pháp ngăn chặn sạt lở bờ biển, nhất là khi có mưa bão xảy ra.

Tiến Hiệp

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/dan-bat-an-vi-bo-bien-sat-lo-lan-sau-vao-dat-lien-post702565.html
Zalo