Đại sư Seon-hak tham quan Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế

Ngày 11-8, Đại sư Seon-hak (Tiến sĩ Han), trú trì chùa Myeongjusa (Hàn Quốc), Chủ tịch Hiệp hội tranh in đồ họa cổ Hàn Quốc, Hiệp hội nghiên cứu và bảo tồn tranh in đồ họa cổ thế giới đã tham quan Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế (chùa Hồng Đức - P.Thủy Xuân, TP.Huế).

Thượng tọa Thích Không Nhiên giới thiệu ván khắc Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh có niên đại năm Chính Hòa thứ 19 (1698) dưới thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu

Thượng tọa Thích Không Nhiên giới thiệu ván khắc Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh có niên đại năm Chính Hòa thứ 19 (1698) dưới thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu

Đón tiếp và làm việc có Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học Học viện Phật giáo VN tại Huế.

Qua trao đổi, Thượng tọa Thích Không Nhiên đã giới thiệu về Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế, đặc biệt là phòng lưu trữ di sản mộc bản Phật giáo Huế tại trung tâm.

Kho tư liệu mộc bản Phật giáo Huế có số lượng 828 tấm (1.319 mặt khắc) với nhiều nội dung như: kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ...

Kho tư liệu mộc bản Phật giáo Huế có số lượng 828 tấm (1.319 mặt khắc) với nhiều nội dung như: kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ...

Đại sư Seon-hak rất quan tâm tới những tư liệu mộc bản hiện đang lưu trữ tại trung tâm với số lượng 828 tấm (1.319 mặt khắc) từ các tổ đình và cổ tự danh tiếng của Phật giáo cố đô như: chùa Kỳ Viên, Đức Sơn, Thiền Lâm, Viên Thông, Thuyền Tôn, Báo Quốc, Bảo Lâm, Ba La Mật...

Ông ngạc nhiên khi được biết nội dung mộc bản mà trung tâm đang lưu trữ hết sức đa dạng gồm: kinh, luật, luận, trước tác, phái điệp quy y - thế độ, tranh đồ họa cổ...; tích hợp đa niên đại ván khắc, với tuổi đời của mộc bản trải dài từ cuối thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX. Trong đó, ván khắc Kim cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh có niên đại năm Chính Hòa thứ 19 (1698) dưới thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu có niên đại xưa nhất của Phật giáo xứ Huế và miền Trung được tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại.

Đại sư Seon-hak giới thiệu tư liệu mộc bản với hơn 6.000 hiện vật tại bảo tàng ông đang làm Giám đốc

Đại sư Seon-hak giới thiệu tư liệu mộc bản với hơn 6.000 hiện vật tại bảo tàng ông đang làm Giám đốc

Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Giám đốc Điều hành Trung tâm cho biết: “Hiện nay, trung tâm đang tiến hành hoàn thiện phòng lưu trữ tư liệu số hóa và trong kế hoạch sẽ tiếp tục thành lập các phòng: Lưu trữ Pháp tượng - Pháp khí; Phòng lưu trữ Điển tịch cổ Phật giáo”.

Sau khi tham quan phòng lưu trữ di sản mộc bản Phật giáo Huế, Đại sư Seon-hak đã có những trao đổi về kinh nghiệm lưu trữ, phát triển và giới thiệu về di sản mộc bản tại Hàn Quốc. Ngài cũng mong muốn Hàn Quốc và Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để cùng nhau hợp tác, đặc biệt là di sản mộc bản Phật giáo.

Đại sư Seon-hak trao tặng bản đến Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế

Đại sư Seon-hak trao tặng bản đến Trung tâm lưu trữ và nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế

Được biết, Đại sư Seon-hak là Tiến sĩ ngành Giáo dục Bảo tàng, Giám đốc Bảo tàng khắc gỗ châu Á. Ông đã có 30 năm sưu tầm hơn 6.000 bản khắc khắp các nước châu Á trong đó có Việt Nam.

Với ước muốn giới thiệu một cách rộng rãi nguồn tư liệu quý đến khắp thế giới, ông đã cho xuất bản 8 cuốn sách giới thiệu về các hiện vật có trong trong Bảo tàng tranh in đồ họa cổ tại Hàn Quốc gồm các mộc bản cho đến kinh sách và tranh in đồ họa cổ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam,...

Thay mặt Hòa thượng Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Thượng tọa Thích Không Nhiên trao tặng thác bản Niệm Phật công cứ đến Bảo tàng khắc gỗ châu Á (Hàn Quốc)

Thay mặt Hòa thượng Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Thượng tọa Thích Không Nhiên trao tặng thác bản Niệm Phật công cứ đến Bảo tàng khắc gỗ châu Á (Hàn Quốc)

Biết được nguồn tư liệu về tranh đồ họa cổ của Việt Nam còn rất nhiều so với hiện vật ông đang lưu trữ tại bảo tàng nên ông quyết tâm sang Việt Nam đến các ngôi chùa, Trung tâm lưu trữ từ miền Bắc đến miền Trung và miền Nam gặp gỡ các nhà nghiên cứu, giao lưu chia sẻ tư liệu và kết nối văn hóa với mong muốn tiếp cận, bổ sung vào 8 cuốn sách vừa xuất bản để nội dung được đầy đủ hơn khi giới thiệu với bạn bè thế giới.

Quảng Điền/Báo Giác Ngộ

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn/dai-su-han-seon-hak-tham-quan-trung-tam-luu-tru-va-nghien-cuu-thuoc-hoc-vien-phat-giao-vn-tai-hue-post72719.html
Zalo