Đã mắt với tuyệt phẩm hòn non bộ trong Hoàng thành Huế

Quy mô của non bộ này khá lớn, giống như một hòn đảo đá nổi lên giữa hồ nước hình móng ngựa. Có cầu đá bắc qua mặt hồ để nối hòn non bộ với sân trước cung điện...

Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, hòn non bộ là một yếu tố có vai trò quan trọng. Hòn non bộ ở cung Trường Sanh (Hoàng thành Huế) là một trong những hòn non bộ đẹp nhất còn tồn tại ở Huế đến ngày nay.

Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, hòn non bộ là một yếu tố có vai trò quan trọng. Hòn non bộ ở cung Trường Sanh (Hoàng thành Huế) là một trong những hòn non bộ đẹp nhất còn tồn tại ở Huế đến ngày nay.

Cung Trường Sanh hình thành từ năm 1821 (thời vua Minh Mạng), từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy trong Thần kinh nhị thập cảnh. Hòn non bộ của cung điện này nằm giữa hồ Tân Nguyệt, phía sau cổng tam quan

Cung Trường Sanh hình thành từ năm 1821 (thời vua Minh Mạng), từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy trong Thần kinh nhị thập cảnh. Hòn non bộ của cung điện này nằm giữa hồ Tân Nguyệt, phía sau cổng tam quan

Quy mô của non bộ ở cung Trường Sanh khá lớn, giống như một hòn đảo đá nổi lên giữa hồ nước hình móng ngựa. Có cầu đá bắc qua mặt hồ để nối hòn non bộ với sân trước cung Trường Sanh.

Quy mô của non bộ ở cung Trường Sanh khá lớn, giống như một hòn đảo đá nổi lên giữa hồ nước hình móng ngựa. Có cầu đá bắc qua mặt hồ để nối hòn non bộ với sân trước cung Trường Sanh.

Các khối non bộ có hình dáng kỳ vĩ, được tạo dựng công phu theo dáng “Tam sơn” - ba hòn núi thần trên biển theo truyền thuyết.

Các khối non bộ có hình dáng kỳ vĩ, được tạo dựng công phu theo dáng “Tam sơn” - ba hòn núi thần trên biển theo truyền thuyết.

Về mặt kỹ thuật xây dựng, hòn non bộ này được xây bằng cách đắp đá trên nền bệ đỡ bằng gạch vồ.

Về mặt kỹ thuật xây dựng, hòn non bộ này được xây bằng cách đắp đá trên nền bệ đỡ bằng gạch vồ.

Hòn non bộ đã bị một số cây lớn mọc lâu năm làm phá vỡ khá nhiều chi tiết nguyên bản.

Hòn non bộ đã bị một số cây lớn mọc lâu năm làm phá vỡ khá nhiều chi tiết nguyên bản.

Dù vậy, chính thảm thực vật tự nhiên này đã phá bỏ khuôn mẫu thường gặp trong bài trí hòn non bộ, đem lại sự độc đáo, cuốn hút riêng cho hòn non bộ ở cung Trường Sanh.

Dù vậy, chính thảm thực vật tự nhiên này đã phá bỏ khuôn mẫu thường gặp trong bài trí hòn non bộ, đem lại sự độc đáo, cuốn hút riêng cho hòn non bộ ở cung Trường Sanh.

Có nhiều điều thú vị để khám phá trên những quả núi thu nhỏ này, như những lối mòn chỉ đủ cho một người đi.

Có nhiều điều thú vị để khám phá trên những quả núi thu nhỏ này, như những lối mòn chỉ đủ cho một người đi.

Những cây cầu đá nhỏ xíu nối liền các phần của hòn non bộ.

Những cây cầu đá nhỏ xíu nối liền các phần của hòn non bộ.

Hay hình thù cổ quái của những bộ rễ cây cổ thụ.

Hay hình thù cổ quái của những bộ rễ cây cổ thụ.

Hòn non bộ này từng bị lãng quên, rơi vào hoang phế trong nhiều thập niên, trước khi “hồi sinh” cùng cuộc tái thiết cung Trường Sanh năm 2005-2007.

Hòn non bộ này từng bị lãng quên, rơi vào hoang phế trong nhiều thập niên, trước khi “hồi sinh” cùng cuộc tái thiết cung Trường Sanh năm 2005-2007.

Vào thời nhà Nguyễn thịnh trị, cung Trường Sanh từng là nơi ăn chốn ở, sinh hoạt của các bà hoàng như bà Lệ Thiên Anh (vợ vua Tự Đức), bà Từ Minh (vợ vua Dục Đức), bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh)...

Vào thời nhà Nguyễn thịnh trị, cung Trường Sanh từng là nơi ăn chốn ở, sinh hoạt của các bà hoàng như bà Lệ Thiên Anh (vợ vua Tự Đức), bà Từ Minh (vợ vua Dục Đức), bà Tiên Cung (vợ vua Đồng Khánh)...

Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/da-mat-voi-tuyet-pham-hon-non-bo-trong-hoang-thanh-hue-2004722.html
Zalo