Cựu phóng viên chiến trường tại Việt Nam xuyên địa đạo Củ Chi

Các cựu phóng viên chiến trường - những người từng có thời gian tác nghiệp trong thời gian Việt Nam chìm trong bom đạn đã trực tiếp trải nghiệm xuyên lòng địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).

Một ngày trước ngày lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 29/4, đoàn gồm các cựu phóng viên chiến trường từng đưa tin về chiến tranh tại Việt Nam, phóng viên từ một số nước trực tiếp hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam và phóng viên kiều bào đã có hành trình đến thăm địa đạo Củ Chi - địa điểm biểu tượng cho ý chí kiên cường và sức sáng tạo vô song của quân và dân ta. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Một ngày trước ngày lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 29/4, đoàn gồm các cựu phóng viên chiến trường từng đưa tin về chiến tranh tại Việt Nam, phóng viên từ một số nước trực tiếp hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam và phóng viên kiều bào đã có hành trình đến thăm địa đạo Củ Chi - địa điểm biểu tượng cho ý chí kiên cường và sức sáng tạo vô song của quân và dân ta. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

 Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh chừng 70km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi với hệ thống đường hầm 250km là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh chừng 70km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi với hệ thống đường hầm 250km là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Địa đạo Củ Chi không chỉ là nơi sinh hoạt, ẩn náu, nuôi dưỡng lực lượng và cất giữ quân nhu, mà còn là một "pháo đài ngầm" thực thụ, nơi quân dân ta trực tiếp chiến đấu, đánh trả quân xâm lược, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Địa đạo Củ Chi không chỉ là nơi sinh hoạt, ẩn náu, nuôi dưỡng lực lượng và cất giữ quân nhu, mà còn là một "pháo đài ngầm" thực thụ, nơi quân dân ta trực tiếp chiến đấu, đánh trả quân xâm lược, góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của dân tộc. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đặt chân đến địa đạo Củ Chi, nhiều thành viên trong đoàn không khỏi ngỡ ngàng khi nơi đây vẫn vẹn nguyên cấu trúc ban đầu. Những đường hầm kiên cố, nối dài xuyên suốt lòng đất. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đặt chân đến địa đạo Củ Chi, nhiều thành viên trong đoàn không khỏi ngỡ ngàng khi nơi đây vẫn vẹn nguyên cấu trúc ban đầu. Những đường hầm kiên cố, nối dài xuyên suốt lòng đất. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

 Những đường hầm chật hẹp và tối, một cảm giác khó thở khi bước vào - là những gì tôi cảm nhận rõ nhất khi di chuyển trong địa đạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những đường hầm chật hẹp và tối, một cảm giác khó thở khi bước vào - là những gì tôi cảm nhận rõ nhất khi di chuyển trong địa đạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

 Trong số các phóng viên trong đoàn, có những người đã ngoài 80 tuổi, chân đi run run, nhưng trông ai cũng hào hứng khi đến thăm mảnh đất biểu tượng cho ý chí kiên cường của quân và dân Việt Nam. Ông Richard Palfreyman, 80 tuổi, cựu phóng viên Đài Truyền hình ABC, Australia có mặt tại Việt Nam khi còn là thanh niên 30 tuổi, đang trải nghiệm đi trong địa đạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong số các phóng viên trong đoàn, có những người đã ngoài 80 tuổi, chân đi run run, nhưng trông ai cũng hào hứng khi đến thăm mảnh đất biểu tượng cho ý chí kiên cường của quân và dân Việt Nam. Ông Richard Palfreyman, 80 tuổi, cựu phóng viên Đài Truyền hình ABC, Australia có mặt tại Việt Nam khi còn là thanh niên 30 tuổi, đang trải nghiệm đi trong địa đạo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông David Burnett chăm chú ghi lại những hình ảnh tại mảnh đất thép Củ Chi và nhiều lần xuống hầm trải nghiệm. Sau chuyến đi, ông cho biết, bản thân vô cùng ngưỡng mộ tinh thần của nhân dân Việt Nam - những người dù phải trải qua cuộc chiến tranh trong hoàn cảnh thiếu thốn, không có nhiều vũ khí hiện đại, phải “tùy cơ ứng biến” thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhưng đã rất gan dạ và thông minh, điều đó đã giúp Việt Nam chiến thắng Mỹ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ông David Burnett chăm chú ghi lại những hình ảnh tại mảnh đất thép Củ Chi và nhiều lần xuống hầm trải nghiệm. Sau chuyến đi, ông cho biết, bản thân vô cùng ngưỡng mộ tinh thần của nhân dân Việt Nam - những người dù phải trải qua cuộc chiến tranh trong hoàn cảnh thiếu thốn, không có nhiều vũ khí hiện đại, phải “tùy cơ ứng biến” thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhưng đã rất gan dạ và thông minh, điều đó đã giúp Việt Nam chiến thắng Mỹ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiều phóng viên nước ngoài cũng trầm trồ trước những cánh cửa hầm nhỏ bé nhưng lại mang trong mình những kỳ tích lớn lao, góp phần giúp Việt Nam hoàn toàn giải phóng đất nước. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiều phóng viên nước ngoài cũng trầm trồ trước những cánh cửa hầm nhỏ bé nhưng lại mang trong mình những kỳ tích lớn lao, góp phần giúp Việt Nam hoàn toàn giải phóng đất nước. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiều phóng viên trải nghiệm thực tế, ghi lại những thước phim và chia sẻ với độc giả tại đất nước của mình. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nhiều phóng viên trải nghiệm thực tế, ghi lại những thước phim và chia sẻ với độc giả tại đất nước của mình. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thông qua những trải nghiệm thực tế, các phóng viên chiến trường càng hiểu rõ hơn nữa tinh thần đoàn kết, chiến đấu quật cường của quân và dân ta. Và cũng chính tại địa đạo Củ Chi cũng cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh, qua đó giúp mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình, độc lập. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thông qua những trải nghiệm thực tế, các phóng viên chiến trường càng hiểu rõ hơn nữa tinh thần đoàn kết, chiến đấu quật cường của quân và dân ta. Và cũng chính tại địa đạo Củ Chi cũng cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh, qua đó giúp mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình, độc lập. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nguyễn Hồng

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/cuu-phong-vien-chien-truong-tai-viet-nam-xuyen-dia-dao-cu-chi-312759.html
Zalo