Cụ ông 75 tuổi khoác hoàng bào cày ruộng trong Lễ Tịch điền

Sáng 4/2/2025 (mùng 7 tết Ất Tỵ), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã diễn ra Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025. Lễ hội Tịch điền là nét đẹp văn hóa, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội Tịch điền là nét đẹp văn hóa, lễ hội tái hiện lại truyền thống "Dĩ nông vi bản", khuyến khích nông nghiệp, tổ chức các nghi thức trang trọng của lễ hội với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

Lễ hội Tịch điền là nét đẹp văn hóa, lễ hội tái hiện lại truyền thống "Dĩ nông vi bản", khuyến khích nông nghiệp, tổ chức các nghi thức trang trọng của lễ hội với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.

Theo sử sách, lễ hội Tịch điền bắt nguồn từ khi vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ cày ruộng (tịch điền) vào mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987).

Theo sử sách, lễ hội Tịch điền bắt nguồn từ khi vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ cày ruộng (tịch điền) vào mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987).

Kể từ đó, lễ hội này trở thành một mỹ tục, được các triều đại về sau thực hiện trang trọng, thành kính, bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Kể từ đó, lễ hội này trở thành một mỹ tục, được các triều đại về sau thực hiện trang trọng, thành kính, bởi ý nghĩa nhân văn và tinh thần khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

Đại diện bô lão đọc văn trình vua Lê Đại Hành và kính cáo tổ tiên. Sau màn trống, múa rồng mừng hội, đọc văn trình, dâng hương, nghi trình cày tịch điền sẽ được diễn ra.

Đại diện bô lão đọc văn trình vua Lê Đại Hành và kính cáo tổ tiên. Sau màn trống, múa rồng mừng hội, đọc văn trình, dâng hương, nghi trình cày tịch điền sẽ được diễn ra.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và các đại biểu, khách mời thực hiện nghi lễ dâng hương trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và các đại biểu, khách mời thực hiện nghi lễ dâng hương trước linh vị vua Lê Đại Hành và Thần Nông.

Trong lễ hội, một lão nông được chọn làm lễ nhập linh khí quân vương bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, mặc áo hoàng bào tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành.

Trong lễ hội, một lão nông được chọn làm lễ nhập linh khí quân vương bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, mặc áo hoàng bào tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành.

Là vị cao niên trong làng được chọn vào vai vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày. Ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi), thôn Lĩnh Trung, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết, ông rất tự hào khi năm nay tiếp tục được chọn vào vai vua. Đây là lễ hội có từ lâu đời, khuyến khích nhân dân đầu năm mới xuống đồng, tăng gia sản xuất, làm nên vụ mùa thắng lợi.

Là vị cao niên trong làng được chọn vào vai vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày. Ông Nguyễn Ngọc An (75 tuổi), thôn Lĩnh Trung, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết, ông rất tự hào khi năm nay tiếp tục được chọn vào vai vua. Đây là lễ hội có từ lâu đời, khuyến khích nhân dân đầu năm mới xuống đồng, tăng gia sản xuất, làm nên vụ mùa thắng lợi.

Tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau vua sẽ là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng đi cày 3 sá, theo sau vua sẽ là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Theo sau vua là đoàn các thiếu nữ gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Theo sau vua là đoàn các thiếu nữ gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc.

Sau khi vua xuống ruộng đi cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông sẽ xuống cày 9 sá.

Sau khi vua xuống ruộng đi cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông sẽ xuống cày 9 sá.

Ông Trần Ngọc Dụng, thị xã Duy Tiên, Hà Nam cho biết, ông đã tham gia lễ hội được khoảng 10 năm nay, để trang trí được một chú trâu mất khoảng nửa ngày, ý tưởng để vẽ lên chú trâu được bàn bạc, tính toán kỹ lưỡng theo linh vật của năm. Năm nay, trâu của ông Dụng đạt giải nhì.

Ông Trần Ngọc Dụng, thị xã Duy Tiên, Hà Nam cho biết, ông đã tham gia lễ hội được khoảng 10 năm nay, để trang trí được một chú trâu mất khoảng nửa ngày, ý tưởng để vẽ lên chú trâu được bàn bạc, tính toán kỹ lưỡng theo linh vật của năm. Năm nay, trâu của ông Dụng đạt giải nhì.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức mồng 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong đó, ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ đã diễn hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 18 họa sỹ và nhóm họa sỹ đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực và các họa sĩ là hội viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2/2/2025 đến ngày 4/2/2025 (tức mồng 5 - 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong đó, ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ đã diễn hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 18 họa sỹ và nhóm họa sỹ đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực và các họa sĩ là hội viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Phúc Tài/VOV-Giao thông

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/cu-ong-75-tuoi-khoac-hoang-bao-cay-ruong-trong-le-tich-dien-post1152510.vov
Zalo