Công việc làm thêm ở Việt Nam: Chỉ làm 1 tiếng kiếm được cả triệu đồng
Công việc này sẽ cần làm việc theo nhóm khoảng 8 người, chỉ cần đi làm khoảng 1 tiếng đã có thể kiếm được chục triệu đồng.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, gắn liền với văn hóa dân gian và các hoạt động lễ hội. Múa rối nước có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh như Hải Dương, Nam Định và Thái Bình. Theo lịch sử, nghệ thuật này bắt đầu hình thành vào khoảng thế kỷ 11, phục vụ mục đích giải trí và tôn vinh các giá trị văn hóa dân gian.
Múa rối nước sử dụng các con rối được làm từ gỗ, thường được điều khiển bởi nghệ sĩ đứng sau một bức màn và ẩn mình dưới mặt nước. Sân khấu biểu diễn là một hồ nước nông, nơi mà các con rối thể hiện những câu chuyện dân gian, truyền thuyết hoặc các hoạt động đời sống hàng ngày.
Những người làm nghề múa rối nước có thể kiếm được cả triệu đồng 1 tiếng.
Đam mê bộ mô nghệ thuật rối nước từ nhỏ, anh Phạm Tấn Vũ (34 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) cho biết ngày bé, anh chỉ được xem múa rối trên tivi và không có cơ hội tiếp xúc với bộ môn nghệ thuật này. Vì miền Tây trước đây không có bộ môn nghệ thuật này.
Đến khi lên học đại học ở TP.HCM, anh mới có cơ hội xem rối nước ngoài đời thực và từ đó ấp ủ giấc mơ xây dựng một đoàn rối nước cho riêng mình.
Đến năm 2019, anh Vũ gặp ông Nguyễn Tiến Hòa - cựu công chức văn hóa có cùng đam mê trong một lần tình cờ. Hai người cùng ý tưởng nên đã quyết tâm xây dựng đội múa rối nước ở miền Tây. Họ góp vốn hơn 100 triệu đồng rồi ra Hà Nội mua 30 con rối đầu tiên.
Anh Vũ - người sáng lập ra đoàn múa rối nước ở miền Tây, cho biết vào những dịp lễ đoàn của anh không có lịch trống.
Trở về quê hương, ông Hòa viết kịch bản cho các vở diễn, còn anh Vũ tuyển diễn viên và bắt đầu luyện tập. Theo anh Vũ, đội diễn viên có một điểm chung là yêu thích múa rối nhưng mọi người đều không chuyên về bộ môn nghệ thuật này.
"Họ đến từ nhiều ngành nghề khsac nhau, có người là công nhân, người là kỹ sư, có người là giáo viên, tài xế. Vì lẽ đó mà thời gian đầu tập rất khó vì chưa ai biết việc, phải 3 tháng mới thành thục một vở diễn”, anh Vũ chia sẻ.
Dù chỉ là việc làm thêm, những người làm nghề múa rối nước có thu nhập khá.
Ban đầu khi mới làm nghề, nhóm của anh vẫn dùng những con rối nước truyền thống như rồng phun lửa, chú tễu, cô tiên, thợ săn, nông dân… nhưng có sửa đổi đôi chút để nhân vật và kỹ thuật biểu diễn phù hợp với văn hóa, đời sống Nam Bộ.
Điểm đặc biệt của Đoàn múa rối nước của anh Vũ là khả năng sáng tạo và phát triển nghệ thuật rối nước theo văn hóa địa phương. Sau hai năm hoạt động, đoàn đã bắt đầu tự chế tác rối với các nhân vật mang đậm nét miền Tây như áo bà ba, khăn rằn và các vở diễn lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian.
Những vở diễn của đoàn không chỉ mang tính giải trí mà còn truyền tải các giá trị văn hóa. Chẳng hạn, họ đã dàn dựng lại câu chuyện Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga của cụ Đồ Chiểu, mang đến một góc nhìn mới mẻ về di sản văn hóa Việt Nam.
Hiện, đoàn múa của anh đang có 16 thành viên, mọi người thay phiên nhau đi biểu diễn.
Hiện nay, đoàn múa rối nước của anh Vũ có 16 thành viên, các thành viên thay phiên nhau đi diễn. Mỗi suất diễn thường cần 8 diễn viên, kéo dài gần 1 giờ, thù lao 5-10 triệu đồng tùy tiết mục và quãng đường di chuyển.
Đoàn múa rối nước hiện cũng có ba sân khấu cố định tại Bến Tre nhưng lịch biểu diễn chủ yếu được tổ chức theo yêu cầu từ các khách hàng. Mặc dù đây không phải là công việc chính, nhưng những buổi biểu diễn mang lại thu nhập đáng kể cho các thành viên, đồng thời giúp họ thỏa mãn đam mê nghệ thuật.
“Chúng tôi được các cơ quan văn hóa, trường học khắp miền Tây thuê biểu diễn quanh năm. Những đợt cao điểm như Tết Trung thu, 1/6… chúng tôi luôn kín lịch”, anh chia sẻ.
Ông Nguyễn Tiến Hòa, người đồng sáng lập đoàn, cho biết họ đang có kế hoạch xây dựng thêm nhiều tiểu phẩm mang đậm nét văn hóa miền Tây, từ cuộc đời cụ Đồ Chiểu đến các nhân vật dân gian nổi tiếng. Mục tiêu của đoàn là không chỉ giữ gìn mà còn phát triển nghệ thuật rối nước, giúp người dân có thêm cơ hội thưởng thức văn hóa dân gian.