Cống chống úng cho 700 ha đất sản xuất nứt nẻ, không thể tự đóng mở

Cống Ba Cửa chống ngập úng và tiêu thoát nước cho khu vực đất sản xuất ở xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An xuất hiện các vết nứt lớn, hệ thống cửa đập không thể tự đóng mở khiến người dân bất an.

Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tiêu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn được UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 5009/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 về việc phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán công trình. Dự án có tổng mức đầu tư gần 17 tỷ đồng, nhiệm vụ là đảm bảo tiêu úng và bảo vệ sản xuất cho 700 ha đất canh tác của xã Nghĩa Khánh. Trong đó, hạng mục cống Ba Cửa được thiết kế, nhằm ngăn lũ từ sông Hiếu vào khu vực đồng ruộng và tiêu thoát nước từ đồng ra sông Hiếu (khi mực nước sông hạ thấp ở khu vực sản xuất nông nghiệp của xã). Công trình mới được hoàn thiện và chính thức đi vào sử dụng năm 2020. Tuy nhiên, hiện tại cống Ba Cửa không thể tự động đóng mở, thân cống có các vết nứt lớn khiến người dân lo lắng về chất lượng công trình.

Dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tiêu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn được UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 5009/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 về việc phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán công trình. Dự án có tổng mức đầu tư gần 17 tỷ đồng, nhiệm vụ là đảm bảo tiêu úng và bảo vệ sản xuất cho 700 ha đất canh tác của xã Nghĩa Khánh. Trong đó, hạng mục cống Ba Cửa được thiết kế, nhằm ngăn lũ từ sông Hiếu vào khu vực đồng ruộng và tiêu thoát nước từ đồng ra sông Hiếu (khi mực nước sông hạ thấp ở khu vực sản xuất nông nghiệp của xã). Công trình mới được hoàn thiện và chính thức đi vào sử dụng năm 2020. Tuy nhiên, hiện tại cống Ba Cửa không thể tự động đóng mở, thân cống có các vết nứt lớn khiến người dân lo lắng về chất lượng công trình.

Phần thân cống có đoạn bị nứt sâu, độ rộng hơn 10cm kéo dài từ mặt cống xuống đến chân cống.

Phần thân cống có đoạn bị nứt sâu, độ rộng hơn 10cm kéo dài từ mặt cống xuống đến chân cống.

 Những bậc thang lên xuống cống đã bị nứt, lún. Nhiều đoạn hở hàm ếch, có nguy cơ bị đổ vỡ khi mùa mưa lũ đến, nước dâng cao.

Những bậc thang lên xuống cống đã bị nứt, lún. Nhiều đoạn hở hàm ếch, có nguy cơ bị đổ vỡ khi mùa mưa lũ đến, nước dâng cao.

Phần cửa sắt cống được chèn bằng các cây tre để tạo kẽ hở cho nước từ khu đất sản xuất chảy ra sông Hiếu.

Phần cửa sắt cống được chèn bằng các cây tre để tạo kẽ hở cho nước từ khu đất sản xuất chảy ra sông Hiếu.

Ông Phạm Văn Minh (trú xóm Đồng Đại, xã Nghĩa Khánh) cho biết, gia đình có 2 mẫu đất ở khu vực sản xuất nông nghiệp của xã. Khu vực này là vùng trũng, hàng năm thường bị ngập úng khi mưa lớn xảy ra. Việc ngăn nước từ sông Hiếu vào thì được, còn để nước tiêu thoát từ vùng sản xuất ra ngoài sông rất khó khăn. “Cống mới tu sửa, làm lại khoảng 3,4 năm nay nhưng đã có nhiều vết nứt lớn. Mùa mưa lũ, người dân phải tập trung ra để mở cống bằng biện pháp thủ công, nước trong đồng mới thoát ra sông được”, ông Minh chia sẻ.

Ông Phạm Văn Minh (trú xóm Đồng Đại, xã Nghĩa Khánh) cho biết, gia đình có 2 mẫu đất ở khu vực sản xuất nông nghiệp của xã. Khu vực này là vùng trũng, hàng năm thường bị ngập úng khi mưa lớn xảy ra. Việc ngăn nước từ sông Hiếu vào thì được, còn để nước tiêu thoát từ vùng sản xuất ra ngoài sông rất khó khăn. “Cống mới tu sửa, làm lại khoảng 3,4 năm nay nhưng đã có nhiều vết nứt lớn. Mùa mưa lũ, người dân phải tập trung ra để mở cống bằng biện pháp thủ công, nước trong đồng mới thoát ra sông được”, ông Minh chia sẻ.

Ông Phan Đình Bình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Khánh cho hay, việc cống Ba Cửa hoạt động kém hiệu quả là đúng. Mỗi lần họp cử tri, người dân kiến nghị rất nhiều, xã cũng đã báo cáo lên huyện để có phương án xử lý. Riêng chính quyền xã, mỗi lần mưa lũ, phải huy động dân quân, người dân ra mở cống theo kiểu thủ công, rất bất cập.

Ông Phan Đình Bình - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Khánh cho hay, việc cống Ba Cửa hoạt động kém hiệu quả là đúng. Mỗi lần họp cử tri, người dân kiến nghị rất nhiều, xã cũng đã báo cáo lên huyện để có phương án xử lý. Riêng chính quyền xã, mỗi lần mưa lũ, phải huy động dân quân, người dân ra mở cống theo kiểu thủ công, rất bất cập.

Theo báo cáo của UBND huyện Nghĩa Đàn, dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tiêu Nghĩa Khánh đã nghiệm thu hoàn thành phần hiện trường và đã hoàn thiện hồ sơ hoàn công, bàn giao cho chủ đầu tư. Các hạng mục công trình đã thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) thẩm định. Cánh cửa cống được thi công đúng thiết kế phê duyệt nhưng không thể mở tự động theo nguyên lý vận hành. Nguyên nhân do nắp cống nặng và nước ngoài cống dâng nên lực nước không đủ để đẩy mở nắp cống.“UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra. Trong thời gian chờ quyết toán dự án và bố trí vốn sửa chữa, UBND xã Nghĩa Khánh đồng hành cùng huyện vận hành thủ công để tiêu, thoát nước”, một lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Đàn cho hay.

Theo báo cáo của UBND huyện Nghĩa Đàn, dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tiêu Nghĩa Khánh đã nghiệm thu hoàn thành phần hiện trường và đã hoàn thiện hồ sơ hoàn công, bàn giao cho chủ đầu tư. Các hạng mục công trình đã thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) thẩm định. Cánh cửa cống được thi công đúng thiết kế phê duyệt nhưng không thể mở tự động theo nguyên lý vận hành. Nguyên nhân do nắp cống nặng và nước ngoài cống dâng nên lực nước không đủ để đẩy mở nắp cống.“UBND huyện đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra. Trong thời gian chờ quyết toán dự án và bố trí vốn sửa chữa, UBND xã Nghĩa Khánh đồng hành cùng huyện vận hành thủ công để tiêu, thoát nước”, một lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Đàn cho hay.

Thu Hiền

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/cong-chong-ung-cho-700-ha-dat-san-xuat-nut-ne-khong-the-tu-dong-mo-post1731410.tpo
Zalo