'Cóc ghẻ' lên chậu thành bonsai hàng trăm triệu đồng

Giới sành chơi cây cảnh cho rằng cây cóc già cỗi này khi lên chậu đã trở thành hàng hiếm 'có 1 không 2'.

Cây cóc bonsai này là của ông Phạm Văn Thao (Quy Nhơn, Bình Định), hiện được định giá lên tới cả trăm triệu đồng.

Cây cóc bonsai này là của ông Phạm Văn Thao (Quy Nhơn, Bình Định), hiện được định giá lên tới cả trăm triệu đồng.

Đáng nói là trước khi có giá cao ngất như thế, cây cóc không được chú ý vì chỉ là loại cây ăn quả bình thường, mọc nhan nhản ở các vùng quê.

Đáng nói là trước khi có giá cao ngất như thế, cây cóc không được chú ý vì chỉ là loại cây ăn quả bình thường, mọc nhan nhản ở các vùng quê.

Do thân cây cóc khá giòn, lại cao lớn, đồ sộ nên không thích hợp làm cảnh. Việc biến cây cóc thành bonsai lại càng là điều không tưởng.

Do thân cây cóc khá giòn, lại cao lớn, đồ sộ nên không thích hợp làm cảnh. Việc biến cây cóc thành bonsai lại càng là điều không tưởng.

Thế nhưng, dưới con mắt tinh tường, ông Phạm Văn Thao vẫn nhìn ra hình dáng tự nhiên kỳ quái, lạ mắt, rất phù hợp để trở một "siêu phẩm" cây cảnh. Và dưới bàn tay khéo léo cùng sự sáng tạo của ông, cây "cóc ghẻ" đã trở thành bonsai đắt đỏ.

Thế nhưng, dưới con mắt tinh tường, ông Phạm Văn Thao vẫn nhìn ra hình dáng tự nhiên kỳ quái, lạ mắt, rất phù hợp để trở một "siêu phẩm" cây cảnh. Và dưới bàn tay khéo léo cùng sự sáng tạo của ông, cây "cóc ghẻ" đã trở thành bonsai đắt đỏ.

Ông Thao kể, ngay từ lần đầu nhìn thấy cây cóc, ông đã mê mẩn và tìm cách mua về bằng được.

Ông Thao kể, ngay từ lần đầu nhìn thấy cây cóc, ông đã mê mẩn và tìm cách mua về bằng được.

“Cây có thân không cao nhưng gốc to, xù xì, nổi u cục, đặt vào chậu thì chắc chắn tạo ra một tác phẩm kinh điển”, ông nhớ lại khi vừa nhìn thấy cây cóc lần đầu.

“Cây có thân không cao nhưng gốc to, xù xì, nổi u cục, đặt vào chậu thì chắc chắn tạo ra một tác phẩm kinh điển”, ông nhớ lại khi vừa nhìn thấy cây cóc lần đầu.

Toàn bộ phần gốc hình thù kỳ lạ của cây cóc có đường kính khoảng 1 mét, được đặt nằm gọn trong một chiếc chậu kiểng có nhiều chi tiết tinh xảo.

Toàn bộ phần gốc hình thù kỳ lạ của cây cóc có đường kính khoảng 1 mét, được đặt nằm gọn trong một chiếc chậu kiểng có nhiều chi tiết tinh xảo.

Thân cây cao khoảng 1,3 mét. Phía trên cùng là cành lá được tỉa nghệ thuật, quanh năm có quả. Sau khi được đặt lên chậu, trở thành bonsai, cây cóc đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người mê cây cảnh.

Thân cây cao khoảng 1,3 mét. Phía trên cùng là cành lá được tỉa nghệ thuật, quanh năm có quả. Sau khi được đặt lên chậu, trở thành bonsai, cây cóc đã nhận được sự chú ý của rất nhiều người mê cây cảnh.

“Có lần tôi mang cây đi trưng bày tại một triển lãm sinh vật cảnh ở Hà Nội, có người tìm tôi, trả giá 250 triệu đồng nhưng tôi không bán”, ông Thao cho biết.

“Có lần tôi mang cây đi trưng bày tại một triển lãm sinh vật cảnh ở Hà Nội, có người tìm tôi, trả giá 250 triệu đồng nhưng tôi không bán”, ông Thao cho biết.

Ông Thao cho rằng, giá trị của cây cóc mà ông đang sở hữu không dưới 300 triệu đồng. “Sở dĩ cây này đắt đến vậy là vì trong vài nghìn cây cóc mới gặp được một cây có dáng thế tự nhiên sẵn có kỳ lạ, độc đáo và đẹp để chế tác thành công".

Ông Thao cho rằng, giá trị của cây cóc mà ông đang sở hữu không dưới 300 triệu đồng. “Sở dĩ cây này đắt đến vậy là vì trong vài nghìn cây cóc mới gặp được một cây có dáng thế tự nhiên sẵn có kỳ lạ, độc đáo và đẹp để chế tác thành công".

Hạo Nhiên

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/coc-ghe-len-chau-thanh-bonsai-hang-tram-trieu-dong-ar922755.html
Zalo