Cô Mai Trinh xuất sắc trong dạy học

13 năm đứng trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Thị Mai Trinh, Tổ phó Tổ Khoa học tự nhiên, Trường THCS Hùng Vương (TP Tuy Hòa) luôn hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học.

Cô Nguyễn Thị Mai Trinh tận tình giảng giải cho học sinh. Ảnh: HIẾU TRUNG

Cô Nguyễn Thị Mai Trinh tận tình giảng giải cho học sinh. Ảnh: HIẾU TRUNG

Mới đây, cô Mai Trinh đạt giải xuất sắc hội thi chuyên đề Giáo viên dạy giỏi lớp 8, lớp 9 do Phòng GD&ĐT TP Tuy Hòa tổ chức.

Sáng to trong dy hc

Hội thi chuyên đề Giáo viên dạy giỏi lớp 8, lớp 9 cấp thành phố, năm học 2024-2025, cô Nguyễn Thị Mai Trinh là một trong 42 giáo viên được tuyển chọn từ các trường THCS trong toàn thành phố tham gia hội thi này. Cô Mai Trinh dạy môn Hóa học (Khoa học tự nhiên) lớp 8. Cô trải qua 2 phần thi: Thực hành dạy một tiết theo kế hoạch và trình bày biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại cơ sở giáo dục.

Phần trình bày biện pháp của cô Mai Trinh là “Ứng dụng kỹ thuật dạy học nhóm “chuyên gia - mảnh ghép” trong giảng dạy Khoa học tự nhiên lớp 8”. Theo cô Mai Trinh, sở dĩ chọn biện pháp này là trong quá trình dạy môn Khoa học tự nhiên 2, cô thấy việc sử dụng kỹ thuật dạy học “chuyên gia - mảnh ghép” là hết sức cần thiết, vì đó là kỹ thuật dạy học mang tính tương tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của từng cá nhân trong nhóm, từ đó phát triển tốt phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Để thực hiện biện pháp trên, cô Mai Trinh giao nhiệm vụ phù hợp với học sinh, đồng thời tạo thành nhóm mảnh ghép và nhóm chuyên gia, mỗi nhóm từ 3-6 học sinh, với những phần việc khác nhau. Mỗi cá nhân trong nhóm chuyên gia làm việc độc lập, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Sau đó, cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời. Đối với nhóm mảnh ghép, học sinh thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do giáo viên chuyển giao. Trong mỗi nhóm mảnh ghép đều có học sinh nhóm chuyên gia.

Phần thực hành một tiết giảng, cô Mai Trinh đã thuyết phục được ban giám khảo với nội dung bài giảng “Dung dịch và nồng độ”. Trước khi bước vào nội dung chính, cô Mai Trinh tổ chức trò chơi có liên quan đến nội dung bài học để tạo không khí vui vẻ, gợi vấn đề. Sau đó cô hình thành kiến thức mới tìm hiểu nồng độ dung dịch. Để kích thích học sinh tư duy sáng tạo, phát huy tính năng động, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc nhóm, các nhóm học sinh thảo luận, trao đổi thông tin, hoàn thành phiếu học tập; sau đó cô phân tích, nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh.

Gii xut sc cho s sáng to

Nhờ đổi mới, sáng tạo trong dạy học, cô Nguyễn Thị Mai Trinh được ban giám khảo hội thi đánh giá rất cao cả hai phần thi. Các thành viên trong ban giám khảo đều cho rằng, phần trình bày biện pháp và thực hành tiết dạy của cô Mai Trinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục phù hợp với học sinh.

Không chỉ xuất sắc tại hội thi, trong 13 năm giảng dạy, cô Mai Trinh luôn nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp dạy học phù hợp với học sinh. Năm học 2023-2024, cô Mai Trinh có sáng kiến “Vận dụng phương pháp dạy học Stem trong phân môn Hóa học - Khoa học tự nhiên lớp 8”. Việc dạy học theo định hướng Stem đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo từ nhiều năm nay thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn. Giáo viên chủ động xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn gắn với các vấn đề thực tiễn.

“Giáo dục Stem là phương thức giáo dục tích hợp (khoa học - công nghệ - kỹ thuật - Toán), trong đó các bài học được xây dựng theo chủ đề Stem nhằm lồng ghép kiến thức khoa học và Toán với các vấn đề trong công nghệ và kỹ thuật. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn”, cô Trinh phân tích.

Với cách dạy học như trên, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Học sinh sẽ được học kiến thức gắn liền với những ứng dụng của nó trong công nghệ và kỹ thuật. Giáo dục Stem sẽ giúp thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh đáp ứng yêu cầu mới.

Hầu như năm học nào, cô Mai Trinh cũng có sáng kiến kinh nghiệm áp dụng vào công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Khoa học tự nhiên và được Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP Tuy Hòa công nhận, áp dụng trong dạy học tại trường, mang lại hiệu quả tích cực.

Cô Nguyễn Thị Mai Trinh là giáo viên trẻ, năng động, chịu khó học tập, nghiên cứu những phương pháp mới dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và mang lại hiệu quả tích cực. Cô Mai Trinh luôn được đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh yêu quý. Nhiều năm liền, cô Nguyễn Thị Mai Trinh được UBND TP Tuy Hòa tặng giấy khen.

Thầy Nguyễn Xuân Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương

HIẾU TRUNG

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/79/324807/co-mai-trinh-xuat-sac-trong-day-hoc.html
Zalo