Chuyện Dì tôi niệm Phật vãng sinh

Sáng đó bà dậy sớm, đi lại bình thường, bà vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo mới mà mợ Thành vừa mua cho. Ăn một chút cháo chay, rồi bà nhẹ nhàng nói con cháu ngồi xung quanh giường niệm Phật cho bà.

Bà là em gái của bà ngoại tôi. Bà tên Mân. Bà đã 89 tuổi. Thời trẻ bà cũng buôn bán thuốc bắc rất giỏi. Bà biết tiếng Pháp, tiếng Anh.

Bà đọc và viết tiếng Pháp, tiếng Anh rất tốt.

Ngày xưa bà có thể hát các bài bằng tiếng Pháp rất hay.

Cậu Giáng con bà ở quê ra miền Bắc học Đại học Xây dựng, ở lại lập gia đình nên bà cũng theo con trai ra miền Bắc.

Các cậu, dì khác ở quê thì cũng khá giả, có nhà lầu xe hơi và có chức vụ trong cơ quan nhà nước.

Ai đến chơi, gặp bà cũng trầm trồ khen bà có phước, khi có con cháu thành đạt và khá giả.

Mỗi lần vậy thì bà không biểu lộ sự hài lòng hay vui mừng. Mặt bà điềm tĩnh, bà chỉ nói với họ rằng:

“Đừng tham tiếc, đừng quá bám chấp vào cái cảnh hiện tại đang có lúc này của mình.

Đừng vui mừng, tự hào hãnh diện quá vì con cái trưởng thành, đỗ đạt, có nhà cửa, xe cộ, bằng cấp cao, chức vụ lớn, nhiều mối quan hệ xã giao… Mọi thứ cũng chỉ là giả ở cõi tạm này mà thôi, vô thường hết thảy.

Còn bám chấp vào nó nhiều là không thể đi vãng sinh, thoát luân hồi được.

Phải buông xuống hết thảy. Để khi trăm tuổi được trở về một cõi thực, tức là cõi Cực Lạc Tây phương của ông Phật A Mi Đà đó”.

Cậu Giáng con bà mua cho bà rất nhiều sách về Tịnh Độ, vì bản thân cậu cũng nghiên cứu về Tịnh Độ.

Cậu làm trưởng phòng ở một công ty xây dựng của nhà nước, nên cậu cũng nghiên cứu nhiều về phong thủy, Phật giáo, mà chủ yếu là Tịnh Độ.

Nhìn kệ sách bằng gỗ trong phòng của bà chỉ toàn là sách về Tịnh Độ.

Để bồi dưỡng sức khỏe cho bà, bù lại những năm tháng thời trẻ bà đã vất vả buôn bán, xoay sở để nuôi các con, nên các dì và cậu hay mua tặng bà Hồng Sâm Nhung Hươu Hàn Quốc, yến sào Khánh Hòa, Vitamin Tổng Hợp Multivitamin…

Nhưng bà hay nói:

“Thân Tứ đại này rồi cuối cùng thì cũng trả về cho Tứ đại (A combination of four great elements). Mẹ không bồi dưỡng nuôi thân tứ đại này quá mà làm gì.

Vì xét cho cùng thì thân này cũng chỉ là một túi da (skin bag) không thanh tịnh mà thôi. Có gì đâu mà phải bồi bổ, chăm chút cho nó quá”.

Do đó bà không chịu ăn yến sào, sâm Hàn Quốc, không uống các thuốc multivitamin mà cháu bà đi học ở Mỹ gửi về.

Bà nhờ mang những thứ này đi cho những người ốm yếu hơn trong dòng họ.

Bà có nhiều xâu chuỗi bằng gỗ để niệm Phật, vì mỗi lần đi viếng các chùa xa thì cậu Giáng và vợ hay mua xâu chuỗi 108 hạt về tặng bà.

Ngày nào bà cũng niệm Phật.

Thỉnh thoảng bà nói con cháu dẫn đi chùa nghe sư giảng pháp, bà đã quy y Tam bảo từ thời còn chưa lập gia đình.

Dạo sau này thì bà xin sư thầy cho bà thọ “Bồ Tát giới tại gia”.

Bà hay khoe với mẹ tôi là:

“Dì đã phát Bồ Đề tâm và thọ Bồ Tát Giới Tại Gia rồi cháu à”.

Khi bà dì ghé thăm một chùa ở Can Lộc, sư đã căn dặn bà:

“Ai cũng nên có một đích đến, một chỗ để mà quy hướng về, chẳng hạn như quy hướng về cõi Cực Lạc Tây phương. Hàng ngày bà đọc sách về Tịnh Độ và chăm niệm Phật là đúng rồi.

Bà cũng nên đọc qua các kinh của Tịnh Độ nữa, nghe giảng nhiều kinh Đại thừa thêm nữa thì tốt lắm”.

Sau này bà nói với cậu Giáng là:

“Mẹ không tham tiếc, không bám chấp vào cái thân thể này, không bám víu vào những hoàn cảnh tiện nghi đạt được như bà con họ hàng thường tới khen ngợi mẹ.

Giờ mẹ đã có một phương hướng rõ ràng mà đi. Đó là mong mỏi vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc, không mong muốn lăn đi lộn lại trong Luân Hồi mệt nhọc, rối rắm này nữa. Nơi mà lòng người thay đổi như trở bàn tay, thay đổi chỉ theo lợi ích của mình”.

Vào những năm cuối đời, cậu Giáng xây cho bà một căn phòng khá rộng ở dưới tầng trệt, để bà khỏi phải lên xuống cầu thang khó khăn. Có cử một người cháu gái ở chung để trông chừng bà. Các con cháu thì ở những tầng trên.

Trong phòng của bà ở dưới tầng trệt, có một bức thư pháp nền đỏ, chữ đen, bà được sư thầy viết tặng:

“Ta Bà là cõi tạm,

Nơi gửi thân sinh- tử trăm năm.

Cực Lạc là quê hương,

Chốn an mạng Niết Bàn muôn thuở”.

Các con cháu đã mua đất để xây mộ phần của các vị trong dòng họ, mua trước để sẵn trong khu nghĩa trang gia tộc ở quê.

Phần mộ của bà đặt cạnh mộ của chồng bà đã mất từ khoảng hai mươi năm trước. Vì vậy, khi bà mất, sẽ đưa về chôn cất tại đây.

Những lần trước bà bệnh, thì cậu Giáng và vợ đều nói sẽ gọi điện báo cho các con cháu ở xa biết.

Tuy nhiên, bà đều gạt đi, bà nói:

“Mẹ chưa đi đâu, đừng gọi báo làm phiền tụi nó, gây tốn tiền và làm tụi nó phải nghỉ việc để ra đây”.

Riêng lần cuối cùng thì bà có đau, mệt mỏi trong người.

Cậu Giáng đòi mang bà đi bệnh viện thì bà không chịu, nhưng bà lại nói cậu báo cho các con cháu ở xa về cho bà gặp.

Đến khi con cháu đã tụ tập đông đủ tại nhà vào thứ Hai, ai cũng rơm rớm nước mắt, cầm tay bà khóc.

Bà dặn :

“Không xây mộ hoành tráng phí tiền, vì nếu còn chấp vào mộ của mình to lớn, mà cứ yêu thương quyến luyến mộ phần hoành tráng của mình là không đi vãng sinh được, phải luân hồi lại đây nữa. Không cúng mặn, không khóc lóc. Nên đọc kinh và niệm Phật cho mẹ, mời Ban Hộ Niệm đến giúp niệm Phật, đọc kinh, nhưng không nhận phúng điếu trong đám tang”.

Bà nói thêm:

“Chung quy con người ở cõi Ta Bà này cũng do quyến luyến nghiệp ái nặng quá, yêu thân, yêu tiền, yêu nhà cửa, yêu danh tiếng, chức vụ, yêu sắc dục… mới sinh vào đây:

“Ái bất trọng, bất sinh ta bà.

Niệm bất nhất, bất sinh tịnh độ”.

(Without strong affections, we wouldn’t have been born in the Saha world.

Without achieving one-pointed concentration, we won’t gain rebirth in the Pure Land).

Ai cũng nghĩ là bà sắp đi rồi, nhưng bà nói :

“Mẹ chưa đi hôm nay đâu. Qua ngày thứ Bảy này mẹ mới đi”.

Mà đúng là tới sáng thứ Bảy đó, lúc 10 giờ sáng bà đi thật.

Sáng đó bà dậy sớm, đi lại bình thường, bà vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo mới mà mợ Thành vừa mua cho.

Ăn một chút cháo chay, rồi bà nhẹ nhàng nói con cháu ngồi xung quanh giường niệm Phật cho bà.

Đến 10 giờ thì bà ngừng thở.

Con cháu chỉ dám thút thít, rơm rớm nước mắt, không dám òa khóc, theo như lời di nguyện của bà.

Bà dặn đi dặn lại là giờ phút bà đi, con cháu không được khóc lóc, không được quyến luyến quá, làm bà khó đi vãng sinh.

Mấy người hàng xóm sau đám ma của bà thì nói rằng họ thấy nhiều ánh sáng dạng như hào quang chiếu trên mái nhà của bà hôm thứ Bảy - ngày bà mất.

Chẳng biết sự thật ra sao. Vì lúc đó giờ phút lâm chung, trong gia đình, ai cũng bối rối, lúng túng. Người nhà thì không để ý, chỉ nghe hàng xóm kể lại mà thôi.

Lúc lâm chung, da mặt bà hồng hào, miệng như mỉm cười hoan hỷ.

Xem lại mấy tấm hình mà đứa cháu ngoại chụp thì thấy có một vệt ánh sáng chiếu vào nơi bà nằm.

Giờ phút lâm chung của bà thì gia quyến có mời Ban Hộ Niệm giúp niệm Phật, tụng kinh.

Sau khi bà mất thì trong suốt tuần thất đầu tiên, các con- cháu cũng tụng kinh, niệm Phật cho bà rồi họ mới trở về quê.

Khoảng hơn hai tháng sau đám ma của bà, dì Nhụy ngủ mơ thấy bà cười rất tươi, ngồi tòa sen vẫy vẫy tay.

Dì đem chuyện này nói với sư cô Hà thì sư cô bảo đó là điềm tốt, còn nếu mơ thấy người đã mất về khóc mới là điềm không tốt.

Anh Thường là con đầu của cậu Giáng, cháu nội của bà.

Anh cũng hay được bà dẫn đi chùa từ lúc nhỏ, cùng niệm Phật, đọc kinh trong chùa với bà và đạo tràng.

Anh Thường mặt mũi sáng láng, trắng trẻo, đẹp trai và học rất giỏi tiếng Anh.

Anh có thể hát và làm thơ bằng tiếng Anh.

Sau này anh ấn tượng với quan niệm “túi da” (skin bag) mà bà thường hay nói, rồi đến cậu Giáng cũng hay bảo vậy, nên anh Thường đánh máy bài thơ Bài ca túi da (Song Of The Skin Bag) rất nổi tiếng của hòa thượng Hư Vân (Venerable Master Hsu Yun ), size chữ rất to, ép plastic lại và dán lên tường ở phòng bà, để tặng bà.

Khi bà mất rồi, cậu Giáng vẫn để nguyên mọi đồ vật trong căn phòng của bà, chỉ đặt thêm bàn thờ có di ảnh của bà.

Bài ca túi da

*Ghi chú: Hòa Thượng Hư Vân (1849-1959), viết bài ca này vào năm 19 tuổi.

Bài ca túi da (1), túi da hề !

Trước thuở kiếp không (2), chẳng sắc danh, (3)

Quá Phật Uy-Âm thành ngăn ngại. (4)

Ba trăm sáu chục dây gân kết,

Tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông.

Phân tam tài, hợp tứ đại.

Đội trời đạp đất bao khí thế!

Biết nhân quả, biện thời thế,

Quán sát cổ kim chỗ tối tăm.

Bởi gốc mê lầm chấp hư huyễn,

Lụy cha mẹ, luyến vợ con,

Theo vô minh kết thành oan nghiệt.

Bài ca túi da, túi da hề!

Uống rượu ăn thịt, loạn tâm tánh.

Chạy theo dục lạc, thân bại hoại.

Làm quan ỷ thế hiếp đáp dân

Nghề buôn khôn khéo thành gian dối

Phú quý kiêu sa được mấy hồi.

Nghèo khó hiểm nguy phút chốc tới.

Phân biệt ta người, thiếu bình đẳng,

Hại vật, sinh linh, coi cỏ rác.

Nghĩ suy thường nhật tham, sân, si

Đường tà chìm nổi thành tự hoại

Giết hại, trộm cắp, tà dâm, dối.

Nghiệp ác mặc tình, tùy sở thích

Ngạo mạn thân hữu phân yêu ghét.

Rủa trời đất, khinh miệt quỷ thần

Chuyện sanh tử mê mờ tai hại

Ra khỏi thân trâu, vào thai ngựa

Đổi hình hài nào ai thương xót.

Chẳng tu phước, tạo nhiều bất thiện

Sống cuồng, chết uổng, mãi trôi lăn

Ba nẻo ác, này địa ngục,

Này quỷ, này thú, khổ tột cùng.

Thánh hiền xưa, từng nhắc nhở

Sớm tối chuông ngân động tâm can.

Ác thiện, quả báo phân định rõ,

Cảnh tỉnh thế gian lìa ngũ trược.

Bài ca túi da, túi da hề!

Đã mang hình chẳng vì hình lụy,

Coi đời huyễn, giả danh, đối đãi

Sớm hồi tâm an nhiên tự tại

Chẳng ham danh, chẳng ham lợi

Lìa gia đình, bỏ đời dục lạc

Dứt mọi tình luyến ái vợ con

Vào cửa không, theo Phật giới,

Tìm minh sư, cầu khẩu quyết,

Tham thiền nhập định siêu ba cõi.

Âm thanh, sắc tướng, tắt mọi duyên

Thôi hết đua tranh đời thế tục.

Hàng phục sáu căn bặt nghĩ suy.

Chẳng ta, chẳng người, chẳng phiền não.

Khác người trần than đời chóng vánh.

Áo cốt che thân, ăn khi đói.

Tạm nương nhờ, gìn giữ sắc thân.

Bỏ tài sản, khinh thân mạng.

Như đàm, dãi, nhổ không do dự.

Giữ tịnh giới không sơ sót,

Ngọc trắng băng trong, bốn oai nghi.

Mắng không giận, đánh không hận.

Nhẫn điều khó nhẫn chẳng bận lòng

Mặc nắng mưa, không gián đoạn.

Thủy chung một niệm A-Di-Đà.

Không hôn trầm, không tán loạn;

Xanh như tùng bá giữa trời đông.

Chẳng nghi Phật, không nghi pháp

Thấy, nghe, biết tận điều chân thực.

Xuyên thủng bìa, thấu da trâu. (5)

Một tâm trong sáng hiện tròn đầy.

Ấy về nguồn! Ấy là giải thoát!

Ấy là thiên chơn, gốc nguyên sơ.

Chẳng phải trống không, chẳng không có.

Thấu lộ linh cơ bao mầu nhiệm.

Đạt cảnh giới đó chẳng oan uổng.

Xong rồi! Nhân gieo nay đã trổ

Mới xứng hùng danh đại trượng phu

Đủ mười danh hiệu Thầy Vạn Đời.

Ô hay ! Cũng xác này hư huyễn

Mười phương thế giới hiện toàn thân.

Thiện ác rõ bày không lầm lẫn.

Cớ sao y giả chẳng nương chân?

Từ thái cực, phân lưỡng nghi

Tâm linh hoạt bát, chuyển càn khôn.

Kiếp xưa tu nay thành vua chúa.

Giầu có sang hèn bởi túc nhân

Đã có sanh, ắt là có tử.

Than thở chi, ai nấy đều hay.

Tiền cho vợ, lộc cho con

Tham sân làm hỏng đời mai hậu.

Đuổi theo danh, cầu được lợi

Uổng phí thời gian mười chín năm.

Muôn ngàn vạn thứ chuyện trái ý,

Đọa đầy người thế lắm gian truân.

Cảnh già tới, mắt mờ tóc bạc

Uổng một đời điều thiện chẳng hay.

Ngày lại tháng, tháng lại năm

Luyến tiếc chẳng nguôi năm tháng qua.

Dám hỏi người đời ai sống mãi?

Chi bằng nương tựa bóng từ vân.

Hoặc tại danh sơn, nơi thắng địa

Tiêu dao tự tại bước nhàn du.

Vô thường chớp nhoáng chi đáng kể,

Nghiền ngẫm đôi câu được dặn dò,

Niệm A Di-Đà, dứt sanh tử.

Khinh khoái trong lòng chẳng giống ai.

Học tham thiền, vững tông chỉ

Tinh thần vô hạn chỉ bấy nhiêu.

Trà thanh, cơm đạm, tâm an tịnh

Một niềm vui pháp trọn đêm ngày.

Chẳng ta, chẳng người, chẳng này nọ.

Thân, oán, khen, chê, coi bình đẳng.

Không chướng ngại, không xấu hổ.

Phật Tổ một lòng há chuyện chơi?

Thế tôn cắt ái lên núi tuyết,

Quán Âm lìa nhà làm con Phật.

Đời Nghiêu Thuấn có Hứa, Sào.

Nghe chuyện nhường ngôi vội rửa tai.

Trương Tử Phòng, Lưu Thành Ý

Cũng bỏ công danh du sơn thủy.

Huống nay mạt kiếp, nhiều gian khổ

Thấy người xưa sao không tỉnh ngộ?

Theo vô minh, tạo thập ác.

Phí tâm cơ rước về tai họa.

Nào nạn đao binh, nào ôn dịch,

Nạn đói chưa hết đến chiến tranh.

Càng quái đản càng nhiều yêu nghiệt.

Động đất, sóng thần, núi lở sụt.

Rủi lâm cảnh huống biết làm sao!

Kiếp xưa tạo ác là như vậy.

Chẳng cho xứng ý lạc đường mê

Gặp khi hoạn nạn khởi tâm lành.

Khởi tâm lành,

Bước vào cửa không, lễ Pháp Vương

Sám hối nghiệp tội, tăng thêm phước.

Bái minh sư, cầu ấn chứng

Thoát vòng sanh- tử minh tâm tánh,

Khám phá vô thường lại là thường

Đường tu, trong pháp lại có pháp.

Hiền thánh khuyên đời để chữ lại

Ba tạng kinh điển tôn quý thay!

Mấy lời tâm huyết, phơi gan ruột.

Dám mong người thế giữ đường ngay.

Xin đừng coi nhẹ, nên ghi nhớ!

Hết lòng tu, kiến tánh có ngày.

Tu gấp gáp, năng tinh tấn

Gieo giống bồ-đề là chánh nhân.

Sanh về chín phẩm, Phật chứng giám

A-Di-Đà tiếp dẫn đến Tây Phương.

Túi da bỏ lại, siêu thượng thừa.

Bài ca túi da ! Xin lắng nghe !

* Chú thích:

1. Thân người được ví như cái Túi da.

2. Kiếp không: Đây là một trong 4 kiếp mà thế giới trải qua.

Đó là các kiếp thành, kiếp trụ, kiếp hoại, kiếp không, rồi một chu kỳ khác, thành-trụ-hoại-không lại bắt đầu.

Đây là thời kỳ thế giới chưa hình thành, vạn vật chưa sanh ra.

3. Chẳng có hình sắc, chẳng có tên gọi.

4. Phật Uy-Âm: Uy-Âm Pháp Vương là tên chung của vô số lượng vị Phật lần lượt xuất hiện theo chu kỳ các đại kiếp.

Mỗi lần Phật Uy Âm trụ thì kiếp đó không có các khổ nạn, như nghèo khó, đói kém, ôn dịch, thiên tai v.v.

5. “Xuyên thủng bìa” ngụ ý đi sâu vào kinh tạng, hiểu trọn nghĩa kinh;

“Thấu da trâu” dụ cho nghĩa phá thủng màn vô minh, chứng được chân lý.

- Bản dịch tiếng Anh dưới đây là của Buddist Text Translation Society (BTTS), nguồn: dharmasite.net

Song of the skin bag

(By the Venerable Master Hsu Yun (Empty Cloud, 1840-1959), who wrote this song at the age of nineteen).

Song of the Skin Bag,

The skin-bag lament !

Before the Empty eon, it had no name or form.

Since Buddha Awesome Sound, a hindrance it has been.

Three hundred sixty joints connect the body’s frame,

Eighty-four thousand pores pierce its skin.

One of the triad of primal forces, [1]

A combination of four great elements, [2]

It holds up heaven and pillars earth--a spirit magnificent!

Understanding cause and effect,

Discern the times.

In our review of past and awareness of present, we remain muddled,

All because of confused attachment to this illusory form.

We tire out our parents;

Cling to our wives and children.

Our vain ignorance leaves behind a trail of karmic debts.

Song of the Skin Bag,

The skin-bag lament!

Drinking wine and eating meat confound the mental nature.

Indulging desires in greed for pleasure brings ruin in the end.

The higher the office, the greater influence and power to oppress;

Buying and selling is cheating people by means of craftiness.

Honor, wealth, pride, and excesses--how long can they last?

When misfortune and poverty come, all is spent in an instant.

False discernment of self and others creates inequality.

By harming living things, we treat them as so many weeds.

Every day our reckoning’s based on ignorance, anger, and greed.

Sinking in these perversities, we’re eliminated entirely.

Recklessly we kill, steal, lust, and lie.

Contemptuous of kin and friends, we’re ravaged by love and hate.

Scolding the wind, cursing the rain, deriding the spirits and gods,

Not understanding birth and death, we’re truly at a loss.

Born from a cow’s belly,

We then enter the womb of a mare.

As heads and faces change, who ends up praising and who mourning?

We create much evil,

But plant no blessings.

How vainly we pass from birth and death, toiling all the time.

Thence, to the three evil paths:

We fall to the hells,

And suffer bitterly as ghosts or animals.

The sages of old

Kept wagging their tongues,

Like morning chimes and evening drums, trying to stir our heart strings.

Retributions for good and evil are sharp and clear as can be.

They awaken us so that we want to leave the five-fold turbidity.

Song of the Skin Bag,

The skin-bag lament!

Although endowed with form, be not encumbered by it.

It’s an illusory substance, a mere false name-- just a relative dharma.

Quickly turn your heart around and contemplate at ease.

Do not be greedy for fame.

Do not be greedy for profit.

Bid kin goodbye, cut ties of love, and leave the world behind.

Don’t cling to wife,

Don’t pine for children.

Enter the door of emptiness [3]. Receive the Buddha’s precepts.

Seek a bright-eyed teacher,

Ask for instruction.

Investigate dhyana, meditate well. Transcend the Three Realms!

Withdraw your eyes and ears;

Stop scheming.

Once and for all wave goodbye to the mundane red dust.

Subdue the six senses, cut off thoughts.

Without the perception of self or others, afflictions cease.

Be not like the worldly, who sigh at the passing of mist and dew [4].

A robe to shield you,

Food to fill you

That’s sufficient temporary support for your body’s needs.

Renounce riches and jewels.

Look lightly on body and life.

Reject them as spit and phlegm, and do not hesitate!

Hold precepts purely,

Be blemishless!

In four comportments be clear as ice and pure as jade.

When scolded, don’t be angry;

When beaten, do not hate.

Bear what is hard to bear. Forget about mockery. Overlook sarcasm.

Oblivious to winter and summer,

Be ceaselessly relentless.

From start to finish, hold AMITABHA Buddha’s name in mind.

Do not lapse into torpor;

Refrain from getting scattered.

Be like the pine and the cypress, never withering, evergreen.

Doubt not the Buddha.

Doubt not the Dharma.

Inherent awareness lets us know clearly what we see and hear.

Bore through the paper,

Pierce the cowhide [5].

Make your mind perfectly bright and free from error.

Return to the origin;

Reach liberation.

Go back to the source, retrieve your inherent innocence.

Nothing’s not nothing;

Emptiness isn’t empty:

The divine potential’s revealed; its wonder hard to imagine.

When you arrive,

You haven’t toiled in vain.

The impacts of your causal ground are finished.

Now you are known

As a Great Hero,

All ten titles fit perfectly. You are a teacher of many generations.

Ah! The same leaking shell can now manifest

As a complete body pervading ten directions!

With good and evil distinguished clearly, no more mistakes occur.

So why rely on the false alone and fail to practice the true?

The tai ji “absolute”

Divides into two modes. [6]

The spiritual and vivacious mind turns the qian and kun [7]

Being kings or prime ministers is determined

By practices done in the previous lives.

Wealth and honor or utter poverty are due to people’s past causes.

Once there is birth,

Death then will follow.

Everyone knows this. Why moan and gripe?

For wives and riches,

For heirs and fortune,

You ruin your own future, all due to anger and greed.

For what sort of fame,

For what kind profit

Have I wasted nineteen springs [8]?

A thousand matters are not as you wish them to be.

Embroiled in the world, you’re assailed by hardships constantly.

Once old, your eyes grow dim, your hair turns snowy white.

With no good deeds to your credit, you’ve wasted your whole life!

Days stretch to months,

Months reach to years.

In vain you lament the passage of time, rolling on and on like a wheel.

Who is immortal in this world?

Better return and bow to the One whose compassion is like a cloud [9].

Visit the sacred mountains

Or other sublime places.

Roam as you wish in comfort and ease.

Impermanence comes swiftly. But do you know? Are you aware?

Just how much idle, empty chatter do you want to hear?

Recite “Amitabha!”

End birth and death.

Keep yourself happy. How many can be like that?

Meditate. Investigate dhyana.

Attain the intent of the lineage [10].

Through such endeavors you’ll gain boundless vigor and energy.

Take plain tea and vegetarian food. Let not your mind be greedy.

Throughout the day and night rejoice. Be happy in the Dharma.

Get rid of the perception of self and others.

Do away with this and that.

See that foe and friend are equal; forget about slander and praise.

Gone are impediments,

There’s no shame or insult.

Let your mind be as the Buddhas' and Patriarchs'. What are you waiting for?

The Bhagavan cut the strings of love and climbed the snowy mountains.

Guan Yin bade farewell to kin and became the Buddha’s disciple.

At the time of Emperors Yao and Shun [11]

Hermits Chao and Xu passed their days.

When Chao heard Yao offer him the empire

Chao washed his ears in the stream [12]

Chang Zu Fang

And Liu Cheng Yi

Also gave up officialdom to roam the rivers and mountains.

How in the Dharma’s demise,

Fraught with anguish and difficulties,

Could we, who fail to awaken, compare ourselves to the sages of old.

Indulging ignorance,

Creating ten evils,

We exhaust our energy scheming and reap the world’s scorn.

Weapons, armies, plagues, and droughts-much misery to be borne!

Famines and wars are more and more frequent at every turn.

The daily news is fearful, full of strange forebodings.

In the midst of earthquakes, tidal waves, devastating landslides,

What can we do while caught in this age and time?

This surely is the result of evil done in former lives!

Faced with such adversity, we can fall into worse confusion.

But even when poor and unfortunate, we can start having good thoughts.

Initiating goods thoughts,

We can enter a monastery and bow to the Dharma King.

Repent and reform our offenses. Then our blessings can grow.

Bow to a bright-eyed teacher.

Seek certification.

End birth and death. See the mind. Understand the nature.

Smashing through impermanence is what we mean by permanence.

The path within the path is found through strong cultivation.

The sages and worthies bequeathed wise sayings and lucid exhortations.

Uphold the Tripitaka teachings with reverence.

Open your heart.

Be truthful to all.

Encourage people to guard what is proper.

Don’t think my words are idle. Don’t fail to pay attention.

Great cultivators will surely see their own natures.

Quickly cultivate.

Be heroically vigorous.

Plant the proper causes of Bodhi;

Aim to be born in the nine lotus grades and certified by the Buddhas.

Let Amitabha Buddha take you to the Western Land.

Put down the skin bag; ascend the utmost vehicle.

The Song of the Skin Bag’s sung !

I urge you all to listen!

Chị Quyên là em gái của anh Thường. Ngày trước chị hay chăm chút dưỡng thể, chăm sóc da, thân thể.

Mỗi tháng, chị tốn rất nhiều tiền mua serum, lotion, toner, emulsion, kem dưỡng da, môi, quầng mắt… nhưng từ khi đọc Bài Ca Túi Da này nơi phòng bà, nghe bà nói mãi về “túi da” giả tạm này, nên từ đó chị cũng không còn tốn tiền mua nhiều mỹ phẩm như trước nữa.

Tiền mua mỹ phẩm chị để dành ủng hộ các suất ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo mỗi tháng và chị thấy có ý nghĩa hơn trước kia.

Tác giả: Nghĩa Trà

Tranh: Guo Tu-C.T MLS

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chuyen-di-toi-niem-phat-vang-sinh.html
Zalo