Chuông trống Bát Nhã vang trên 18.000 chùa cầu quốc thái dân an

Đúng 6h sáng nay (1/7), chuông trống Bát Nhã đồng loạt vang lên tại hơn 18.000 ngôi chùa trên cả nước. Nghi lễ trang nghiêm này là một trong những hoạt động tâm linh trọng điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhằm cầu nguyện cho đất nước thái bình, nhân dân an lạc, trong thời khắc đặc biệt khi mô hình chính quyền 2 cấp chính thức được triển khai.

Từ ngày 1/7/2025, cả nước sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở 34 tỉnh, thành. Đúng 6h sáng nay, hơn 18.000 ngôi chùa, cơ sở tự viện trên khắp mọi miền Tổ quốc thỉnh chuông, trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Từ ngày 1/7/2025, cả nước sẽ chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp ở 34 tỉnh, thành. Đúng 6h sáng nay, hơn 18.000 ngôi chùa, cơ sở tự viện trên khắp mọi miền Tổ quốc thỉnh chuông, trống Bát Nhã cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), đúng 6h sáng, nghi thức bắt đầu, quý thầy phụ trách chiêng trống sẽ đứng 2 bên để khởi hành. Chuông và trống Bát Nhã là nghi thức bắt đầu cho khóa lễ cầu quốc thái dân an.

Tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), đúng 6h sáng, nghi thức bắt đầu, quý thầy phụ trách chiêng trống sẽ đứng 2 bên để khởi hành. Chuông và trống Bát Nhã là nghi thức bắt đầu cho khóa lễ cầu quốc thái dân an.

Đánh chuông trống Bát Nhã là nghi thức trang trọng thiêng liêng, hướng tới sự đồng hành của Phật giáo Việt Nam đối với sự chuyển mình của đất nước, đặc biệt trong thời khắc lịch sử khi mô hình chính quyền 2 cấp chính thức được triển khai. Sau khi kết thúc 3 hồi chuông trống Bát Nhã, cùng lúc đó hơn 18.000 ngôi chùa khắp cả nước cũng sẽ cử hành nghi thức như vậy

Đánh chuông trống Bát Nhã là nghi thức trang trọng thiêng liêng, hướng tới sự đồng hành của Phật giáo Việt Nam đối với sự chuyển mình của đất nước, đặc biệt trong thời khắc lịch sử khi mô hình chính quyền 2 cấp chính thức được triển khai. Sau khi kết thúc 3 hồi chuông trống Bát Nhã, cùng lúc đó hơn 18.000 ngôi chùa khắp cả nước cũng sẽ cử hành nghi thức như vậy

Lễ cầu an được tiến hành sau hồi chuông trống Bát Nhã

Lễ cầu an được tiến hành sau hồi chuông trống Bát Nhã

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì buổi lễ cầu an

Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì buổi lễ cầu an

Nhiều chư, tăng, ni cũng có mặt tại chùa Quán Sứ từ 6h sáng để thực hiện nghi thức

Nhiều chư, tăng, ni cũng có mặt tại chùa Quán Sứ từ 6h sáng để thực hiện nghi thức

Tại chùa Trấn Quốc (phường Tây Hồ, Hà Nội) vào 6h sáng 1/7 cũng cử hành ba hồi chuông, trống Bát Nhã

Tại chùa Trấn Quốc (phường Tây Hồ, Hà Nội) vào 6h sáng 1/7 cũng cử hành ba hồi chuông, trống Bát Nhã

Đông đảo Phật tử tụng kinh cầu nguyện

Đông đảo Phật tử tụng kinh cầu nguyện

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta đang ở thời khắc lịch sử vô cùng trọng đại của đất nước, khi mà ngày hôm qua (30/6) đã chính thức công bố sáp nhập địa giới hành chính và thành lập tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu trong cả nước. Có thể nói, không khí vô cùng rộn ràng và như Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu, tất cả đã sẵn sàng, hàng lối đã chỉnh tề và chúng ta cùng nhau vững bước vào kỷ nguyên mới, phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc".

Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: "Chúng ta đang ở thời khắc lịch sử vô cùng trọng đại của đất nước, khi mà ngày hôm qua (30/6) đã chính thức công bố sáp nhập địa giới hành chính và thành lập tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu trong cả nước. Có thể nói, không khí vô cùng rộn ràng và như Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu, tất cả đã sẵn sàng, hàng lối đã chỉnh tề và chúng ta cùng nhau vững bước vào kỷ nguyên mới, phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc".

Nhân thời khắc lịch sử ngày 1/7/2025, khi mô hình chính quyền hai cấp chính thức vận hành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ cầu quốc thái dân an trên toàn quốc theo thông điệp của Đức Pháp chủ và Trưởng lão Hòa thượng Hội đồng Trị sự, đánh dấu một thời khắc đặc biệt, ý nghĩa và trọng đại.

Nhân thời khắc lịch sử ngày 1/7/2025, khi mô hình chính quyền hai cấp chính thức vận hành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ cầu quốc thái dân an trên toàn quốc theo thông điệp của Đức Pháp chủ và Trưởng lão Hòa thượng Hội đồng Trị sự, đánh dấu một thời khắc đặc biệt, ý nghĩa và trọng đại.

Nghi thức thỉnh ba hồi chuông trống Bát Nhã là nghi thức trang trọng của Phật giáo. Mỗi khi có đại lễ lớn, các chùa và chư Tăng Ni đều cử hành ba hồi chuông trống Bát Nhã, thể hiện sự thiêng liêng và truyền thống đặc biệt đến với tất cả muôn loài chúng sinh, không chỉ con người mà cả chúng sinh hữu tình, vô tình. Tất cả chúng sinh cùng hướng tâm về một lòng, một hướng. Từ đó, sẽ có sự linh thiêng, giao hòa, kết nối đặc biệt, kết nối từ quá khứ đến hiện tại và mang lại lợi ích cho tương lai

Nghi thức thỉnh ba hồi chuông trống Bát Nhã là nghi thức trang trọng của Phật giáo. Mỗi khi có đại lễ lớn, các chùa và chư Tăng Ni đều cử hành ba hồi chuông trống Bát Nhã, thể hiện sự thiêng liêng và truyền thống đặc biệt đến với tất cả muôn loài chúng sinh, không chỉ con người mà cả chúng sinh hữu tình, vô tình. Tất cả chúng sinh cùng hướng tâm về một lòng, một hướng. Từ đó, sẽ có sự linh thiêng, giao hòa, kết nối đặc biệt, kết nối từ quá khứ đến hiện tại và mang lại lợi ích cho tương lai

Nguyễn Hà - Chung Thủy/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/chuong-trong-bat-nha-vang-tren-18000-chua-cau-quoc-thai-dan-an-post1211399.vov
Zalo