Cháu trai nghỉ việc về quê, cùng bà nội gìn giữ nhà cổ hơn 80 năm tuổi

Trong ngôi nhà cổ có từ cách đây gần một thế kỷ, gia đình Bùi Văn Sơn giữ nguyên vẹn từ kiến trúc đến nhiều vật dụng hàng ngày.

 Tại xã Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, gia đình Bùi Văn Sơn (sinh năm 1998) tự hào gìn giữ được ngôi nhà cổ khoảng 85 năm tuổi. Đây cũng là một trong những ngôi nhà hiếm hoi trong xã còn nguyên vẹn kiến trúc từ khi mới xây dựng. Nhà gồm hai gian với tổng diện tích cả sân vườn khoảng 100 m2.

Tại xã Yên Quang, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, gia đình Bùi Văn Sơn (sinh năm 1998) tự hào gìn giữ được ngôi nhà cổ khoảng 85 năm tuổi. Đây cũng là một trong những ngôi nhà hiếm hoi trong xã còn nguyên vẹn kiến trúc từ khi mới xây dựng. Nhà gồm hai gian với tổng diện tích cả sân vườn khoảng 100 m2.

 Chia sẻ với Tri Thức - Znews, anh Sơn cho biết từ khi bà nội anh, bà Bùi Thị Sử (82 tuổi), về làm dâu đã thấy sự hiện diện của ngôi nhà. Thời đó, gia đình anh là một trong những hộ khá giả nhất vùng khi có điều kiện xây dựng căn nhà rộng rãi. Sau nhiều năm, cha mẹ và anh Sơn quyết định không phá bỏ để xây mới mà tìm đất xây dựng cách nhà cũ không xa, giữ nguyên hiện trạng căn nhà từ thời cha ông.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, anh Sơn cho biết từ khi bà nội anh, bà Bùi Thị Sử (82 tuổi), về làm dâu đã thấy sự hiện diện của ngôi nhà. Thời đó, gia đình anh là một trong những hộ khá giả nhất vùng khi có điều kiện xây dựng căn nhà rộng rãi. Sau nhiều năm, cha mẹ và anh Sơn quyết định không phá bỏ để xây mới mà tìm đất xây dựng cách nhà cũ không xa, giữ nguyên hiện trạng căn nhà từ thời cha ông.

 Hiện, bà Sử vẫn thường xuyên sinh hoạt, ngủ lại ngôi nhà, đặc biệt vào mùa hè. Khi thời tiết quá lạnh, bà mới về ngủ tại căn nhà mới của con cháu để đảm bảo sức khỏe. "Hồi bé, tôi thường hay ngủ cùng bà trong ngôi nhà cổ này, lớn lên với những bữa cơm của bà trong căn bếp củi. Vì vậy, việc gìn giữ căn nhà không chỉ là ước nguyện của bà mà cũng là mong muốn của tôi và cha mẹ", Sơn nói.

Hiện, bà Sử vẫn thường xuyên sinh hoạt, ngủ lại ngôi nhà, đặc biệt vào mùa hè. Khi thời tiết quá lạnh, bà mới về ngủ tại căn nhà mới của con cháu để đảm bảo sức khỏe. "Hồi bé, tôi thường hay ngủ cùng bà trong ngôi nhà cổ này, lớn lên với những bữa cơm của bà trong căn bếp củi. Vì vậy, việc gìn giữ căn nhà không chỉ là ước nguyện của bà mà cũng là mong muốn của tôi và cha mẹ", Sơn nói.

 Đầu năm 2024, Sơn quyết định nghỉ công việc bán hàng ở Hà Nội, về quê để được sống gần người thân. Nhận thấy ngôi nhà cổ đặc biệt của gia đình, anh nảy ra ý tưởng ghi lại khung cảnh, cùng bà nấu những bữa ăn đậm chất Bắc bộ xưa và đăng tải lên kênh video cá nhân để làm kỷ niệm. Những khung hình thân thuộc, giản dị của hai bà cháu nhận được sự yêu thích của nhiều dân mạng.

Đầu năm 2024, Sơn quyết định nghỉ công việc bán hàng ở Hà Nội, về quê để được sống gần người thân. Nhận thấy ngôi nhà cổ đặc biệt của gia đình, anh nảy ra ý tưởng ghi lại khung cảnh, cùng bà nấu những bữa ăn đậm chất Bắc bộ xưa và đăng tải lên kênh video cá nhân để làm kỷ niệm. Những khung hình thân thuộc, giản dị của hai bà cháu nhận được sự yêu thích của nhiều dân mạng.

Bên cạnh đó, Sơn còn mở dịch vụ chụp ảnh tại nhà. "Nhiều bạn trẻ từ Hà Nội và các tỉnh khác đã đến check-in tại nhà chúng tôi. Không ít bạn ngạc nhiên trước hình ảnh ngôi nhà và những vật dụng xưa cũ", Sơn chia sẻ. Anh cũng coi đây là cách để vừa kiếm thêm thu nhập, vừa giới thiệu đến các bạn trẻ không gian gia đình Bắc bộ xưa.

Bên cạnh đó, Sơn còn mở dịch vụ chụp ảnh tại nhà. "Nhiều bạn trẻ từ Hà Nội và các tỉnh khác đã đến check-in tại nhà chúng tôi. Không ít bạn ngạc nhiên trước hình ảnh ngôi nhà và những vật dụng xưa cũ", Sơn chia sẻ. Anh cũng coi đây là cách để vừa kiếm thêm thu nhập, vừa giới thiệu đến các bạn trẻ không gian gia đình Bắc bộ xưa.

 Không chỉ căn nhà, nhiều vật dụng như chiếc chạn bát, tủ, giường cũng được gia đình Sơn gìn giữ, tiếp tục sử dụng và có tuổi đời hàng chục năm. Hàng năm, gia đình anh chỉ tu sửa, gia cố các chi tiết quá xuống cấp để đảm bảo an toàn, còn lại cố gắng giữ nguyên trạng.

Không chỉ căn nhà, nhiều vật dụng như chiếc chạn bát, tủ, giường cũng được gia đình Sơn gìn giữ, tiếp tục sử dụng và có tuổi đời hàng chục năm. Hàng năm, gia đình anh chỉ tu sửa, gia cố các chi tiết quá xuống cấp để đảm bảo an toàn, còn lại cố gắng giữ nguyên trạng.

Căn nhà vào ban ngày và khi lên đèn buổi tối. Với Sơn, anh hiện hài lòng khi vừa có thể kiếm thêm thu nhập, vừa giúp bà bảo tồn được không gian này.

Căn nhà vào ban ngày và khi lên đèn buổi tối. Với Sơn, anh hiện hài lòng khi vừa có thể kiếm thêm thu nhập, vừa giúp bà bảo tồn được không gian này.

Những ngày cận Tết, căn nhà cổ được Sơn trang trí thêm cành đào, câu đối và tổ chức gói bánh chưng. "Tôi hy vọng đến đời con, cháu tôi, căn nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn nhất có thể, để thế hệ sau biết thêm về các giá trị văn hóa truyền thống", anh tâm sự.

Những ngày cận Tết, căn nhà cổ được Sơn trang trí thêm cành đào, câu đối và tổ chức gói bánh chưng. "Tôi hy vọng đến đời con, cháu tôi, căn nhà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn nhất có thể, để thế hệ sau biết thêm về các giá trị văn hóa truyền thống", anh tâm sự.

Mai An

Ảnh: NVCC

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/chau-trai-nghi-viec-ve-que-cung-ba-noi-gin-giu-nha-co-hon-80-nam-tuoi-post1527383.html
Zalo