Cha mẹ thông minh làm 5 điều này khi con cư xử không đúng mực

Cách cha mẹ xử lý và phản ứng với tình huống sẽ quyết định liệu trẻ có hiểu ra sai lầm của mình và phát triển những thói quen lành mạnh trong tương lai.

 Hầu hết phụ huynh mong muốn con có nhiều thành tựu, có hành vi tốt hay sự tự tin... Tuy nhiên, không ai sinh ra đã hoàn hảo, vì vậy, phụ huynh cần chấp nhận sự thật con sẽ có lúc phạm sai lầm, cư xử chưa đúng mực. Cách cha mẹ xử lý và phản ứng với tình huống sẽ quyết định liệu trẻ có hiểu ra sai lầm của mình, đưa ra quyết định tốt hơn và phát triển thói quen lành mạnh trong tương lai hay không. Dưới đây là 5 điều cha mẹ nên làm khi trẻ phạm sai lầm để nuôi dạy những đứa trẻ tự tin, thông minh và đồng cảm. Ảnh: Freepik.

Hầu hết phụ huynh mong muốn con có nhiều thành tựu, có hành vi tốt hay sự tự tin... Tuy nhiên, không ai sinh ra đã hoàn hảo, vì vậy, phụ huynh cần chấp nhận sự thật con sẽ có lúc phạm sai lầm, cư xử chưa đúng mực. Cách cha mẹ xử lý và phản ứng với tình huống sẽ quyết định liệu trẻ có hiểu ra sai lầm của mình, đưa ra quyết định tốt hơn và phát triển thói quen lành mạnh trong tương lai hay không. Dưới đây là 5 điều cha mẹ nên làm khi trẻ phạm sai lầm để nuôi dạy những đứa trẻ tự tin, thông minh và đồng cảm. Ảnh: Freepik.

1. Tập trung vào hành vi của trẻ: Theo CNBC, khen ngợi hành vi cụ thể sẽ tốt hơn khen chung chung. Đó là sự khác biệt giữa việc nói "con là một đứa trẻ ngoan" và "con đã làm rất tốt khi đặt đồ chơi gọn gàng vào hộp". Tương tự, việc chỉ trích hành vi cụ thể của con cũng hữu ích hơn thay vì nói chung chung. Ví dụ, phụ huynh nên nói "mẹ không thích việc con đánh em trai, đó không phải là điều tốt" thay vì "con là một người anh tệ". Bằng cách này, trẻ biết rằng chúng có khả năng đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong lần tới. Ảnh: Freepik.

2. Tạo cho trẻ cảm giác tội lỗi thay vì xấu hổ: Giáo sư tâm lý học Adam Grant cho biết sử dụng một chút cảm giác tội lỗi để sửa sai cho trẻ tốt hơn việc khiến con cảm thấy xấu hổ. Chuyên gia này lập luận cảm giác xấu hổ không có hiệu quả với những việc gây hậu quả tồi tệ. Trong khi đó, cảm giác tội lỗi, khi được sử dụng cẩn thận, có thể là động lực mạnh mẽ để trẻ sửa đổi. Ví dụ, nếu con làm sai điều gì đó, việc dè bỉu con không phải là người tốt sẽ mang lại cảm giác xấu hổ. Ngược lại, việc giải thích hành vi sai lầm của con ảnh hưởng người khác như thế nào giúp con hiểu và có hành vi tích cực hơn. Ảnh: Freepik.

3. Dạy con giá trị bản thân: Có những hành vi xấu xuất phát từ việc con không hiểu giá trị bản thân. GS Grant khuyến nghị trước khi trẻ vào mẫu giáo, cha mẹ nên dạy con biết giúp đỡ. Cho con tham gia vào các công việc hàng ngày giúp trẻ hình thành lòng thấu cảm, khiến con cảm thấy việc mình giúp đỡ cha mẹ có ý nghĩa. Phụ huynh có thể giúp con xây dựng giá trị, rèn hành vi tốt bằng cách đặt những câu hỏi như "con sẽ chia sẻ đồ chơi cho bạn chứ?", "con có muốn chăm sóc mọi người không?" hay "con có thể chơi với em trai khoảng 10 phút giúp mẹ không?". Ảnh: Freepik.

4. Thảo luận về cảm xúc: Giáo sư Tâm lý học phát triển Markus Paulus (Đại học Ludwig Maximilian, Đức) khuyên cha mẹ nên có những cuộc trò chuyện cởi mở và thực hiện các hoạt động khám phá cảm xúc với trẻ. Chẳng hạn, nếu con trai la hét với chị gái, cha mẹ nên hỏi con cảm thấy thế nào khi đó và nghĩ xem chị gái cảm nhận như thế nào khi bị mắng. Mục đích của điều này là hướng trẻ bước vào thế giới của cảm xúc. Nghiên cứu chỉ ra đứa trẻ được yêu cầu thảo luận về cảm xúc có xu hướng chia sẻ nhanh và thường xuyên hơn. Ảnh: Freepik.

5. Không "hối lộ" để trẻ ngoan: Đôi khi, cha mẹ từ bỏ việc sửa chữa hành vi xấu và dùng đến cách "hối lộ" con bằng quà tặng, bánh kẹo để con ngoan hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cha mẹ nên tránh kỹ thuật này bởi "hối lộ" là chiến lược chỉ có hiệu quả ngắn hạn. Hành vi tốt không phải là thứ nên được mua bằng đồ chơi và thức ăn. Cha mẹ cần tác động đến cảm xúc, tính cách tự nhiên của trẻ về việc muốn làm điều tốt. Ảnh: Freepik.

Ngọc Bích

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/cha-me-thong-minh-lam-5-dieu-nay-khi-con-cu-xu-khong-dung-muc-post1510898.html
Zalo