Cây dại ở quê toàn đem đốt, lên thành phố thành 'máy in tiền'

Nhìn qua tưởng vô giá trị, hóa ra loài thực vật này mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn bạn nghĩ.

Từ “củi đốt” thành “máy in tiền”

Ở các vùng nông thôn miền núi, bạn có thể bắt gặp loài cây dại thuộc họ dương xỉ này ở khắp mọi nơi. Người ta thường dùng chúng làm nguyên liệu đốt.

Ít ai biết, loài cây nhìn có vẻ vô giá trị này thực chất lại là một “kho vàng” nếu bạn biết cách khai thác chúng. Người ta thường gọi chúng là cây guột, hoặc tế chia đôi.

Tại Việt Nam, guột còn là nguyên liệu để làm đồ gia dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thậm chí ở Hà Nội còn có làng Lưu Thượng chuyên làm nghề đan guột. Các sản phẩm làm từ loài “cỏ dại” này được ưa chuộng trên nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Âu…

Trong Đông y, guột cũng được coi là một loại dược liệu với nhiều công dụng như thanh nhiệt, trị hen suyễn (dùng lá), trị giun (dùng thân và rễ). Đọt non của guột cũng có thể dùng làm thực phẩm. Ngoài ra, guột còn có thể dùng đễ chữa các bệnh đường tiết niệu, viêm phế quản.

Trước đây guột chỉ có giá 3.000 đồng/kg, nhưng hiện nay đã tăng lên hơn 70.000 đồng/kg, giúp nhiều người có thêm thu nhập. Điểm cộng lớn của cây guột là khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, có thể phát triển tốt ngoài tự nhiên mà không tốn công chăm bón.

Ở Trung Quốc, guột còn được mua về trồng làm cảnh, làm cây bonsai hoặc trồng thủy canh. Ngoài ra, cây guột còn có thể dùng để trang trí các hòn non bộ. Trên chợ mạng xứ Trung, một cây guột có thể bán với giá 6 NDT (hơn 20.000đ). Một công dụng nữa của guột là dùng làm phân bón, lợp mái nhà.

Hương Nguyễn (Theo weixin.qq)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cay-dai-o-que-toan-dem-dot-len-thanh-pho-thanh-may-in-tien-204250801035106253.htm
Zalo