Cánh cửa tương lai của nước Nga

Đổi mới chính của cuộc 'Giao lưu trực tuyến' và Hội nghị báo chí lớn vào ngày 19/12 của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là việc sử dụng AI, giúp đưa công nghệ này vào thực tiễn tại Nga.

Người dân theo dõi qua màn hình Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN

Người dân theo dõi qua màn hình Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã đi được một chặng đường dài. Ở Nga, công nghệ AI lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây rõ ràng là một sự quảng bá không thể tốt hơn.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia công nghệ, trong một số lĩnh vực AI đã trở nên phổ biến như ngân hàng, công nghiệp và thương mại, công nghệ này cũng gây lo ngại cho các tin tặc. Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2025 sẽ là thời điểm tích cực để mở rộng các giải pháp dựa trên AI.

Nhận thấy không chỉ các mối đe dọa mà cả tiềm năng của AI, lãnh đạo nhiều nước đang bắt đầu triển khai trực tiếp công nghệ này vào thực tiễn của họ. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một cương vị mới trong chính quyền tương lai của ông và được trao cho nhà đầu tư mạo hiểm David Sachs ở Thung lũng Silicon, người từng làm việc tại PayPal Holdings cùng với tỷ phú Elon Musk. Theo ông Trump, lĩnh vực AI và tiền điện tử đóng vai trò quyết định khả năng cạnh tranh trong tương lai của Mỹ.

Chính phủ Đức cũng đã phê duyệt một chiến lược mới để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Điều quan trọng cần biết là trong chiến lược này, không chỉ đóng tàu, xe bọc thép, hệ thống tác chiến điện tử mà cả công nghệ AI cũng được đặt làm ưu tiên cho ngành công nghiệp quốc phòng Đức.

Duy Trinh (P/v TTXVN tại Moskva)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/canh-cua-tuong-lai-cua-nuoc-nga/356740.html
Zalo