Cần thêm cú hích phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Hiện nay, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế khi đầu tư vào Việt Nam bày tỏ mong muốn được tiếp cận và liên kết với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo nội địa, đặc biệt trong bối cảnh thế giới cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của biến động địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Việt vẫn khá thấp, do đó rất cần những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ.
Nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp robot tự động hóa thông minh (IA) "Make in Việt Nam" đã thành công trong việc cung cấp sản phẩm Robot tự động hóa thông minh cho các tập đoàn lớn như Samsung. Sản phẩm của doanh nghiệp giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lí hàng hóa, nâng cao hiệu suất lao động. Tuy nhiên, giống như rất nhiều doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ khác, họ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo các chuyên gia, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.
Hiện Việt Nam có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Và dư địa của ngành công nghiệp hỗ trợ còn rất lớn. Tuy nhiên sau nhiều năm, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử vẫn chỉ đạt gần 10%; da giày, dệt may 30%; cơ khí chế tạo đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 15-20%. Vấn đề đặt ra là cần khơi thông các chính sách để thu hút đầu tư về nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp hỗ trợ.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!