Cẩn thận khi trẻ em liên tục chảy nước mũi nhiều ngày

Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 – chi nhánh Nguyễn Văn Quá, nếu để tình trạng chảy nước mũi kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai, thậm chí nặng hơn sẽ viêm lan thành viêm phế quản, viêm phổi, viêm não.

Khi trẻ em đến phòng khám Nhi Đồng 315 với triệu chứng chảy nước mũi lâu ngày, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước như khám lâm sàn, xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị tình trạng này

Khi trẻ em đến phòng khám Nhi Đồng 315 với triệu chứng chảy nước mũi lâu ngày, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước như khám lâm sàn, xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị tình trạng này

Chảy nước mũi (sổ mũi) là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Mũi có chức năng làm ấm, làm ẩm không khí và lọc vi khuẩn trước khi đưa vào phổi. Các chức năng này được thực hiện nhờ lông mũi và các chất nhầy có sẵn trong niêm mạc khoang mũi.

Những tác động xấu của môi trường như giao mùa, thay đổi thời tiết, nắng mưa thất thường, không khí ẩm ướt, mùa mưa kéo dài... sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển rồi xâm nhập, kích thích niêm mạc mũi, làm cho các tuyến tiết chất nhầy hoạt động tiết dịch nhiều hơn bình thường. Trong khi hệ miễn dịch non yếu của trẻ vẫn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó nên dẫn đến các triệu chứng như là sưng nề khoang mũi, hắt hơi và đặc biệt là hiện tượng chảy nước mũi.

Hệ thống Y tế Nhi Đồng và Tiêm chủng Nhi 315 hiện đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ…

Hệ thống Y tế Nhi Đồng và Tiêm chủng Nhi 315 hiện đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ…

Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 – chi nhánh Nguyễn Văn Quá, trẻ em thường gặp tình trạng chảy nước mũi liên tục vào mùa mưa. Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phổ biến sau:

Cảm lạnh: vào mùa mưa, độ ẩm cao và nhiệt độ xuống thấp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây cảm lạnh phát triển. Triệu chứng hay gặp là chảy nước mũi, hắt hơi, ho, và đôi khi có sốt.

Viêm mũi dị ứng: mùa mưa có thể làm tăng lượng nấm mốc, bụi bẩn và các chất gây dị ứng khác trong môi trường. Những chất gây dị ứng này có thể gây viêm mũi dẫn đến tình trạng chảy nước mũi liên tục, ngứa mũi và hắt hơi.

Viêm mũi do thời tiết: sự thay đổi đột ngột về thời tiết và độ ẩm trong mùa mưa có thể gây ra viêm mũi không nhiễm trùng, khiến mũi trở nên nhạy cảm và tiết nhiều dịch hơn.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên: các bệnh như viêm họng, viêm amidan cũng có thể gây ra triệu chứng chảy nước mũi, hay kèm theo các triệu chứng khác như đau họng và sốt.

Các nguyên nhân khác: bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng chảy nước mũi còn có thể do các nguyên nhân bất thường khác như tác dụng phụ của một số loại thuốc, dị vật bên trong mũi, do lệch vách ngăn mũi…

Khi trẻ em bị chảy nước mũi dài ngày, có nên đi khám bệnh hay xử lý tại nhà?

Mặc dù chảy nước mũi không phải là một triệu chứng nghiêm trọng nhưng tình trạng chảy nước mũi liên tục có thể làm trẻ cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo BS.CKI Hồ Thanh Phương - Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 – chi nhánh Nguyễn Văn Quá, nếu để tình trạng chảy nước mũi kéo dài hoặc không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang (viêm nhiễm trong các khoang rỗng xung quanh mũi) hoặc nhiễm trùng tai, thậm chí nặng hơn sẽ viêm lan thành viêm phế quản, viêm phổi, viêm não.

Việc chăm sóc và điều trị tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng tạm thời, nhưng nếu có dấu hiệu nghi ngờ bất thường hoặc triệu chứng không cải thiện, việc cho trẻ đi khám bác sĩ là rất cần thiết để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị cho phù hợp.

Khi trẻ bệnh, phụ huynh cần quan sát, theo dõi các triệu chứng và sự thay đổi của trẻ. Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc có xu hướng xấu đi như liệt kê dưới đây, cần đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay:

- Chảy nước mũi kéo dài: nếu tình trạng này kéo dài hơn 7 ngày mà không cải thiện.

- Chảy nước mũi có màu bất thường: nếu nước mũi có màu xanh hoặc vàng đặc, có thể là dấu hiệu của bị nhiễm trùng thêm (bội nhiễm).

- Có vấn đề khác về hô hấp: nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh, khó thở hoặc thở khò khè, cần phải được khám kiểm tra gấp.

- Kèm theo triệu chứng khác: nếu trẻ có sốt cao, ho kéo dài, đau đầu, đau tai, khó thở hoặc nôn ói...

- Dấu hiệu của dị ứng nghiêm trọng: nếu có kèm dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như sưng môi, lưỡi hoặc mặt hoặc có dấu hiệu sốc phản vệ.

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

-Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y Tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y Tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y Tế Tiêm Chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y Tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Khoa Trần

Nguồn Phụ nữ: https://phunu.nld.com.vn/can-than-khi-tre-em-lien-tuc-chay-nuoc-mui-nhieu-ngay-19624091919324757.htm
Zalo