Chế độ ăn cho người nhiễm trùng huyết do liên cầu
Nhiễm trùng huyết do liên cầu là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân rất nguy hiểm. Ngoài việc dùng thuốc để điều trị bệnh thì các món ăn có vai trò quan trọng giúp hỗ trợ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp người bệnh nhanh phục hồi.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu
Nội dung
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu
3. Một số lưu ý về chế độ ăn uống, chăm sóc người bị nhiễm trùng huyết do liên cầu
Chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng cho người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu, vì nó giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe bằng cách:
1.1 Hỗ trợ hệ miễn dịch cho người bệnh nhiễm trùng huyết
Chế độ ăn uống cho người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu cần cung cấp các dưỡng chất cần thiết để duy trì và củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh và kiểm soát các gốc tự do.
1.2 Cung cấp năng lượng
Trong quá trình bị nhiễm trùng huyết, cơ thể cần chiến đấu chống lại nhiễm trùng nên mất nhiều năng lượng hơn thông thường. Do đó, việc cung cấp đủ năng lượng từ thức ăn là rất cần thiết.
1.3 Hỗ trợ tiêu hóa
Một chế độ ăn uống cân đối với đủ lượng chất xơ giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ tốt quá trình điều trị nhiễm trùng máu.
1.4 Hỗ trợ quá trình phục hồi
Chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh có thể giúp người bệnh nhiễm trùng máu cảm thấy tốt hơn và có tâm lý thoải mái, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu
2.1. Thực phẩm người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu nên ăn
2.1.1 Thực phẩm giàu chất sắt
Khi bị nhiễm trùng huyết, cơ thể người bệnh sẽ không cung cấp đủ lượng máu chứa oxy đến các cơ quan, gây thiếu oxy, thậm chí khiến các cơ quan này ngừng hoạt động. Việc bổ sung sắt đầy đủ giúp mang oxy đến các tế bào, tăng cường lọc máu cũng như tránh trường hợp cơ thể thiếu máu hay mất máu.
Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:
Các loại hạt;
Thịt đỏ;
Hải sản có vỏ (như nghêu, sò, ốc…);
Lòng đỏ trứng;
Đậu phụ;
Rau bó xôi;
Gan động vật.
2.1.2 Thực phẩm giàu protein
Khi bị nhiễm trùng huyết do liên cầu, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein. Chúng không chỉ cung cấp các loại acid amin cho cơ thể để sửa chữa, tăng cường mô liên kết mà còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng và giảm nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, protein hỗ trợ tăng cường sức đề kháng để giúp cơ thể chống lại bệnh tật và một số vi khuẩn, virus gây hại.
Những loại thực phẩm giàu protein là:
Trứng;
Sữa và các chế phẩm từ sữa;
Thịt nạc;
Chuối;
Súp lơ;
Cá hồi;
Hạt óc chó.
2.1.3 Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin
Trong cơ thể, vitamin hoạt động như một chất chống oxy hóa, có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Vitamin cũng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Trong khi đó, chất xơ sẽ cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, từ đó giúp cơ thể có đủ năng lượng để chống lại bệnh tật.
Các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ là:
Bông cải xanh;
Khoai lang;
Quả táo;
Quả bơ;
Dâu tằm.
2.1.4 Thực phẩm giúp ngăn ngừa các vi sinh vật gây hại
Tỏi:Ăn vài tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp chống lại các loại vi khuẩn, virus và nhiễm trùng một cách hiệu quả.
Su hào: Chứa nhiều hợp chất chống viêm giúp ngăn ngừa cũng như ức chế những vi khuẩn và virus có hại, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, cho cơ thể khỏe mạnh.
Hành tây:Không chỉ hỗ trợ trong việc ngăn nhiễm trùng mà còn giúp giảm sưng và viêm trong cơ thể.
Quế: Chứa các đặc tính kháng khuẩn giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng.
2.2. Thực phẩm người bệnh nhiễm trùng máu nên tránh
2.2.1 Những thực phẩm sống, tái hoặc chưa chế biến kỹ
Trong các ăn đồ ăn sống, tái chín, đặc biệt làtiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi sống... tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, những loại thức ăn này còn chứa nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm có khả năng xâm nhập cơ thể như: Giun xoắn, sán lá gan, sán dải heo…Vì vậy khi ăn có nguy cơ nhiễm các bệnh như:
Nhiễm liên cầu lợn;
Nhiễm khuẩn huyết;
Nhiễm sán, giun sán;
Viêm não mô cầu;
Bệnh đường tiêu hóa...
Trong những bệnh này, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Ngoài ra, khi ăn tiết canh cũng có nguy cơ nhiễm chất độc từ máu các động vật rất cao. Bởi khi thực hiện lấy máu động vật thì có cả phần máu đen và máu đỏ, máu đen là chất thải độc của con vật không có lợi cho sức khỏe.
2.2.2 Thực phẩm không rõ nguồn gốc
Một trong những nguy cơ khiến người bệnh nhiễm trùng huyết do liên cầu gặp biến chứng nặng hơn là do ăn phải thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh hay thực phẩm bị nhiễm khuẩn độc hại, không rõ nguồn gốc. Do đó, tất cả mọi người đặc biệt là thực phẩm cho người bị nhiễm trùng huyết nên chọn mua thực phẩm tươi, sạch ở những siêu thị, cửa hàng thực phẩm được kiểm định vệ sinh rõ ràng.
2.2.3 Người nhiễm trùng huyết do liên cầu cần tránh rượu, bia
Rượu, bia gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, phổi, gan và dạ dày (những nơi nhiễm trùng dễ phát triển thành nhiễm trùng máu). Việc sử dụng chúng cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật.
2.2.4 Đồ uống có gas và cà phê
Các loại đồ uống này sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn vì thành phần chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe.
Cà phê
Người nhiễm trùng máu không nên uống cà phê, bởi chất caffeine có trong cà phê dễ dẫn đến mất ngủ, tăng huyết áp, kích thích nhu động ruột.
3. Một số lưu ý về chế độ ăn uống, chăm sóc người bị nhiễm trùng huyết do liên cầu
Chế biến khẩu phần ăn phù hợp đối với bệnh nhân nhiễm trùng nặng, ăn lỏng nhưng cần phải đảm bảo được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Khi bệnh nhân tiến triển tốt hãy cho ăn thức ăn đặc dần sau đó tiến tới chế độ ăn bình thường. Lúc này cần tăng đạm để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và cải thiện sức khỏe.
Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước.
Động viên người bệnh ăn hết khẩu phần ăn của mình.
Với bệnh nhân hôn mê nên cho ăn sữa, cháo, súp, nước hoa quả qua sonde dạ dày.
Đối với bệnh nhân nặng cần kết hợp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.
Chăm sóc đặc biệt
Cho bệnh nhân nằm giường đệm hơi hoặc đệm mút.
Hằng ngày người nhà nên trở mình cho bệnh nhân, xoa bóp những vùng tỳ đè chống loét, vỗ rung vùng ngực và nếu có thể hãy giúp bệnh nhân tự vận động.
Vệ sinh mắt, mũi, răng miệng cho người bệnh hằng ngày bằng thuốc nhỏ mắt, mũi, các dung dịch thuốc sát khuẩn họng.
Phối hợp cùng thầy thuốc để chích tháo mủ các ổ áp-xe, thay băng, chăm sóc vết thương hằng ngày (nếu có).
Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung đủ các dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và phục hồi sức khỏe.
Uống đủ nước cần thiết để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
Trong giai đoạn bệnh, hạn chế thức ăn nặng và khó tiêu hóa. Thay vào đó, hãy ưu tiên thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như: Cháo, canh, súp...
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
Đảm bảo làm sạch và chế biến thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm khuẩn thêm.
Theo dõi tình trạng sức khỏe để sớm nhận biết các dấu hiệu của biến chứng hoặc phản ứng phụ từ thuốc.