Cần khung pháp lý cho lĩnh vực tài sản số
Theo các ước tính gần đây, dòng tiền đổ vào Việt Nam ở lĩnh vực tài sản số đạt khoảng 120 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và tiềm năng to lớn, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tài sản mã hóa năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với cơ hội là những thách thức lớn về quản lý rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.
Đó là nhận định được đưa ra tại Tọa đàm khoa học “Khung pháp lý và những đổi mới trong quản lý tài sản mã hóa” diễn ra tại Hà Nội sáng 24/4. Tọa đàm do Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông (HKU Business School) tổ chức.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: H.A.
Với sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý, hoạch định chính sách, học giả và chuyên gia đầu ngành, tọa đàm là dịp thảo luận về các vấn đề then chốt, về khung pháp lý và đổi mới trong lĩnh vực tài sản số, hướng đến định hình tương lai thị trường tài chính Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế và khu vực. Từ đó, định hình tương lai của thị trường tài chính số tại Việt Nam.
Cần một khung pháp lý minh bạch và bền vững
Tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính chia sẻ, tại Việt Nam, thời gian qua, chúng ta chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường tài sản mã hóa. Theo các ước tính gần đây, dòng tiền đổ vào Việt Nam ở lĩnh vực này đạt khoảng 120 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và tiềm năng to lớn, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tài sản mã hóa năng động nhất thế giới.
Tuy nhiên, cùng với cơ hội là những thách thức lớn về quản lý rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo kịp thời nhằm đưa tài sản mã hóa vào khuôn khổ quản lý nhà nước.
PGS.TS Nguyễn Đào Tùng cho rằng, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng một khung pháp lý minh bạch, bền vững và thúc đẩy đổi mới sáng tạo…
Học viện Tài chính, với vai trò là một trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về tài chính tại Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong việc tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Trình bày về trình bày chủ đề “Regulating Crypto”, GS. Alan Kwan(hiện là Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Tài chính trong Công nghệ Tài chính (MFFinTech) tại Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các mô hình quản lý tài sản số tại các quốc gia phát triển. Việc phân tích các rủi ro tiềm ẩn như rửa tiền, gian lận tài chính và biến động thị trường là vô cùng quan trọng để xây dựng một khung pháp lý hiệu quả.
GS. Alan Kwannhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy đổi mới công nghệ. Nghiên cứu của ông về tác động của quy định đối với sự phát triển của thị trường tiền mã hóa đã thu hút sự chú ý lớn, và những kết quả này có thể cung cấp những thông tin quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam.
Tọa đàm đã cung cấp một nền tảng để các chuyên gia chia sẻ quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể cho Việt Nam. Việc GS. Alan Kwan chia sẻ quan điểm về cách áp dụng các quy định quốc tế vào thị trường Việt Nam là vô cùng quan trọng. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác, nhưng cần điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm riêng của thị trường trong nước.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Dựa trên các nội dung được thảo luận tại hội thảo, một số đề xuất cụ thể được đưa ra để Việt Nam xây dựng một khung pháp lý hiệu quả và toàn diện cho tài sản số. Cụ thể, nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng: Việt Nam cần tiến hành các nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng về các loại tài sản số khác nhau, các mô hình kinh doanh liên quan, và các rủi ro tiềm ẩn. Điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về thị trường tài sản số và đưa ra các quy định phù hợp.
Xây dựng một khung pháp lý linh hoạt để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Thay vì áp đặt các quy định cứng nhắc, Việt Nam nên tập trung vào việc xây dựng các nguyên tắc và hướng dẫn chung, cho phép các doanh nghiệp và nhà đầu tư có đủ không gian để đổi mới và phát triển.
Tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi các thông lệ tốt nhất trong quản lý tài sản số. Điều này sẽ giúp Việt Nam xây dựng một khung pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Khung pháp lý cần phải khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài sản số. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp và các nhà phát triển công nghệ, đồng thời cho phép các thử nghiệm có kiểm soát để thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới...