Cận cảnh tại thành phố ô nhiễm nhất thế giới: Bụi cay xè mắt, rát cổ họng

Tại thành phố đông dân nhất ở Ấn Độ, lớp sương mù trắng xóa khiến ngày biến thành đêm, che khuất tầm nhìn của người đi lại, phương tiện và làm gián đoạn các chuyến bay tại quốc gia này.

Theo các thiết bị giám sát chất lượng không khí toàn cầu IQAir, thủ đô New Delhi đã xếp đầu bảng những nơi ô nhiễm không khí nhất trên thế giới với chỉ số 1.750 những ngày vừa qua. Trong khi đó, chỉ số 300 đã được xếp hạng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Sương mù trắng xóa như thiêu đốt cổ họng bao phủ khắp đường phố

Kể từ khi thành lập từ năm 2023 đến nay, phòng khám chuyên khoa của Bệnh viện Ram Manohar Lohiya (RML) tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao. Cứ vào mùa đông, tình trạng ô nhiễm không khí lại càng trở nên tồi tệ và nguy hiểm hơn với người dân.

Ngoài đường, lớp sương mù độc hại đã bao trùm khắp thành phố Delhi từ cuối tháng 10 đến nay và chưa có dấu hiệu giảm. Người dân ở thành phố New Delhi cho biết, không khí mù mịt tới nỗi họ cảm thấy cổ họng ngứa ngáy, bỏng rát, mắt cay xè.

Lưu thông trên đường phố New Delhi gặp khó khăn do không khí mù mịt. Ảnh: Reteurs.

Lưu thông trên đường phố New Delhi gặp khó khăn do không khí mù mịt. Ảnh: Reteurs.

Tầm nhìn bị che khuất bởi lớp bụi mù trắng xóa. Ảnh: Reteurs.

Tầm nhìn bị che khuất bởi lớp bụi mù trắng xóa. Ảnh: Reteurs.

Cơ quan ô nhiễm của Ấn Độ cho biết, vào ngày 17/11 vừa qua, tại một số nơi ở New Delhi, chỉ số chất lượng không khí còn ở mức cực kỳ nghiêm trọng. Vào ngày 20/11, chỉ số bụi mịn PM2.5 tại New Delhi cao hơn 77 lần so với mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) đề ra.

Không chỉ làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân, lớp sương mù độc hại còn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người dân nơi đây. Ông Deepak Rajak, 64 tuổi chỉ là một trong số những người bệnh đang hằng ngày phải hứng chịu ô nhiễm không khí ở New Delhi. Vốn mắc bệnh hen suyễn từ lâu nên khi tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao, bệnh tình của ông Rajak lại càng trở nặng. Trường hợp nữa là anh Mohammad Ibrahim, tài xế lái xe cho biết, anh cảm thấy đau ngực liên tục vì phải làm việc ngoài trời cả ngày trong tình trạng ô nhiễm. Thậm chí, buổi tối sau khi đi làm về, anh Ibrahim còn thấy nước màu đen chảy ra từ mũi.

Ông Deepak Rajak tới bệnh viện khám do tình trạng hen suyễn tái phát kể từ khi chất lượng không khí giảm. Ảnh: Reteurs.

Ông Deepak Rajak tới bệnh viện khám do tình trạng hen suyễn tái phát kể từ khi chất lượng không khí giảm. Ảnh: Reteurs.

Tình trạng ô nhiễm nguy hiểm kéo dài nhưng với những người dân nghèo, dân lao động, công việc kiếm ăn hằng ngày của họ vẫn cứ phải tiếp diễn. Việc sinh tồn ở New Delhi đã trở nên khó khăn hơn trong tình trạng không khí ô nhiễm.

Thật đáng buồn là tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng không phải chỉ diễn ra ở New Delhi trong năm nay mà đã kéo dài suốt 2 thập kỷ. Chất lượng không khí tại thành phố này ngày càng xấu đi qua mỗi năm, đặc biệt là vào thời điểm thu đông. Vào những ngày không có gió, khói bụi từ các nhà máy điện than, phương tiện giao thông và đốt rác nông nghiệp lơ lửng trên trời.

Bụi bay trên không trung, bao phủ khắp thành phố New Delhi. Ảnh: Reteurs.

Bụi bay trên không trung, bao phủ khắp thành phố New Delhi. Ảnh: Reteurs.

Khói xe cũng là một phần nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Ảnh: Reteurs.

Khói xe cũng là một phần nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Ảnh: Reteurs.

Giới chức và chuyên gia sức khỏe nói gì

Chứng kiến tình hình bệnh nhân tăng vọt tại phòng khám chuyên khoa, Bác sĩ Amit Jindal cho biết, nguyên nhân chủ yếu chính là do khói bụi. Bệnh nhân đa phần mắc các vấn đề về ngực và phổi. Bác sĩ cũng cho biết thêm những người phải làm việc ngoài trời sẽ là những nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Khói xe cũng là một phần nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Ảnh: Reteurs.

Khói xe cũng là một phần nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Ảnh: Reteurs.

Thật khó có thể tưởng tượng trong ánh sáng ban ngày nhưng xe cộ ở New Delhi đều phải bật đèn pha. Ảnh: Reteurs.

Thật khó có thể tưởng tượng trong ánh sáng ban ngày nhưng xe cộ ở New Delhi đều phải bật đèn pha. Ảnh: Reteurs.

Bác sĩ Gaurav Jain của chuyên khoa phổi tại Bệnh viện Batra cho biết, hiện nay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD cũng xảy ra ở bệnh nhân không hút thuốc. Đây là tình trạng phổi bị hạn chế luồng không khí và gây ra các vấn đề về hô hấp. Theo Bác sĩ Jain, người dân sống ở những khu vực bụi sẽ có nguy cơ cao mắc COPD, nặng hơn là ung thư phổi, kể cả với nhóm người trẻ.

Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức bà Atishi - Chủ tịch thành phố New Delhi đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế, đồng thời yêu cầu chính quyền đóng cửa trường học, vận động người dân ở trong nhà. Chính quyền thành phố đang nỗ lực thực hiện các biện pháp khẩn cấp như cấm xe tải và công trình xây dựng không cần thiết, quét dọn đường phố, phun nước và chất chống bụi lên bề mặt đường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có được triển khai hằng năm, những nỗ lực này vẫn chỉ là biện pháp tạm thời chứ không giải quyết được tận gốc nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm không khí. Chuyên gia môi trường Sunil Dahiya cho biết, hiện nay, hành động thực tế nhằm giảm phát thải tại nguồn vẫn còn hạn chế tại Ấn Độ hiện. Trong khi đó, tốc độ phản ứng của chính phủ Ấn Độ hiện vẫn chậm so với tốc độ gia tăng của ô nhiễm không khí. Chuyên gia Dahiya gợi ý chính phủ Ấn Độ cần có những biện pháp theo hệ thống và toàn diện để giảm ô nhiễm tại nguồn trước tiên.

Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn nan giải ở Ấn Độ trong suốt 2 thập kỷ qua. Ảnh: Reteurs.

Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn nan giải ở Ấn Độ trong suốt 2 thập kỷ qua. Ảnh: Reteurs.

Cát Ân

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/can-canh-tai-thanh-pho-o-nhiem-nhat-the-gioi-bui-cay-xe-mat-rat-co-hong-95018.html
Zalo