Cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định làm dày thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc
Ra đời từ năm 1955, các thế hệ của Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, với tấm lòng hiền từ nhân hậu của người mẹ, người chị, bất chấp mọi hiểm nguy trước kẻ thù, để tạo nên những chiến công hiển hách, làm dày thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Bạch Mai (bên phải) - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM - tặng quà bà Trần Thị Lan - Thành viên trong phong trào đấu tranh đòi quyền sống cho phụ nữ những năm 1970
Ngày 21/4, hòa cùng không khí cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hội LHPN TPHCM phối hợp Ban liên lạc cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, Ban Chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến khối Phụ nữ Thành phố tổ chức Chương trình họp mặt cán bộ cơ quan Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, Ban Chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến khối Phụ nữ Thành phố năm 2025.

Cựu cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định và đại biểu dành phút mặc niệm tưởng nhớ đến các thế hệ chiến sĩ hy sinh vì độc lập của Tổ quốc
Tham dự có bà Lê Thị Thu - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em, nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; bà Nguyễn Thị Bạch Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; các cựu cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, Ban Chủ nhiệm CLB Truyền thống kháng chiến Khối phụ nữ Thành phố; Lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN TPHCM.

Bà Lê Thị Thu (bìa phải) - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em, nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng Ban Liên lạc cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối phụ nữ Thành phố - thăm hỏi cựu cán bộ, chiến sĩ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định
Phát biểu tại buổi gặp mặt, bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch Hội LHPN TPHCM, cho biết, trong suốt chặng đường chiến đấu gay go quyết liệt kéo dài 50 năm và ở giai đoạn lịch sử, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh nhân dân, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn luôn có mặt dưới lá cờ Tổ quốc, là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm khó khăn đen tối nhất, bất kỳ ở đâu, lúc nào, khi Đảng cần là phụ nữ len lỏi bất chấp hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Vai trò của phụ nữ, đội quân chính trị của Cách mạng gồm những nữ chiến sĩ, 3 mũi giáp công suốt 21 năm chống Mỹ cứu nước đã hiệp đồng chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng vũ trang, làm thất bại 5 chiến lược, chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Đảng ta đã đánh giá đội quân chính trị đó: "Có tác dụng quyết định trong tất cả các thời kỳ phát triển của cách mạng miền Nam và đối với sự thành công của Cách Mạng Miền Nam.
"Phụ nữ TPHCM nói chung và đặc biệt là những cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định trong từng giai đoạn, trong đó có cả các dì, các chú có mặt ngày hôm nay, đã luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng, với tấm lòng hiền từ nhân hậu của người mẹ, người chị, bất chấp mọi hiểm nguy trước lực lượng kẻ thủ đông gấp bội và vũ khí đầy người để tạo nên những chiến công hiển hách, làm dày thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam", Chủ tịch Hội LHPN TPHCM khẳng định.

Bà Lê Hồng Quân - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Biệt động Lê Thị Riêng, thuộc Ban Phụ vận Sài Gòn – Gia Định - phát biểu
Trước lúc toàn Hội trường dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh, bà Lê Thị Thu - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em, nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Trưởng Ban Liên lạc cán bộ Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối phụ nữ Thành phố - xúc động chia sẻ: "Chúng ta vui mừng gặp lại các anh chị em, là người trong cuộc, là nhân chứng sống đã trực tiếp lãnh đạo, tổ chức và tham gia trong thời điểm lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại những buổi đầu kỳ diệu đã diễn ra trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định trong 50 năm qua. Từ những ngày đầu mới giải phóng với khí thế của chiến thắng trọn vẹn, thành phố chúng ta như sống lại sau năm tháng chìm trong chiến tranh, đất nước bị chia cắt… Chúng ta không bao giờ quên các đồng chí, đồng đội của Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định. Trong đó có đồng chí Lê Thị Riêng - người thủ trưởng, người dì, người chị kính yêu của Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, và nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước…".
Cũng tại chương trình, các cựu cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, các dì thuộc CLB Truyền thống kháng chiến Khối phụ nữ Thành phố đã cùng nhau ôn lại những câu chuyện hào hùng của một thời gian nan, oanh liệt và đáng nhớ. Như câu chuyện của bà Lê Hồng Quân - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Biệt động Lê Thị Riêng; những kỷ niệm một thời đấu tranh của nữ cựu tù cách mạng Trần Kim Cúc hay câu chuyện đấu tranh đòi quyền sống cho phụ nữ của bà Trần Thị Lan…

Bà Trần Kim Cúc - cựu tù cách mạng - ôn lại những kỷ niệm một thời gian nan nhưng oanh liệt, đáng nhớ
Những câu chuyện xúc động về sự hy sinh của các thế hệ đi trước, sự đóng góp to lớn của các dì, các cô tại buổi họp mặt càng giúp cho thế hệ hôm nay nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Trước các thế hệ lão thành, bà Phạm Thị Thanh Hiền, Chủ tịch Hội LHPN TPHCM, cho rằng thế hệ cán bộ Hội hôm nay cần tiếp tục nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hơn nữa để xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, phát triển bền vững, thực hiện khát vọng vươn lên, đưa đất nước ta ngang tầm với các quốc gia phát triển.

Các thế hệ của Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định, CLB Truyền thống kháng chiến khối Phụ nữ Thành phố họp mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 21/4/2025
"50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thế hệ cán bộ Hội hôm nay có thể không hiểu được đầy đủ, trọn vẹn sự hy sinh, mất mát, đau khổ, khó khăn của thế hệ đi trước nhưng qua môi trường được rèn luyện, qua các hoạt động giáo dục truyền thống của Đảng, qua hình ảnh của các Cô/Chú đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi cảm nhận sâu sắc tinh thần đoàn kết, sự lạc quan, ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam, của bao thế hệ phụ nữ Thành phố, tinh thần ấy đã được lan tỏa qua nhiều thế hệ. Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố quyết tâm sẽ tiếp tục triển khai, phát động các nội dung và chương trình phù hợp, kêu gọi mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên phụ nữ là những người con của thế hệ hôm nay một lòng tiếp bước cha anh, đóng góp công sức của mình, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để Thành phố trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, phát triển nhanh bền vững", bà Phạm Thị Thanh Hiền nhấn mạnh.
Năm 1955, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã thành lập các ban vận động, trong Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia Định (T4) - tiền thân của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Phụ vận nghiên cứu, đề xuất những chủ trương cho Khu ủy Sài Gòn - Gia Định và trực tiếp chỉ đạo phong trào phụ nữ đấu tranh chính trị đòi quyền dân sinh, dân chủ cho phụ nữ các giới và tham gia đấu tranh vũ trang chống kẻ thù xâm lược.
Ban Phụ vận T4 với nhiều cán bộ phụ nữ dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, nằm vùng ở đô thị, vận động phụ nữ nội đô tham gia kháng chiến, xây dựng cơ sở, lực lượng, góp phần trong việc xây dựng nền độc lập của nước nhà