Cả 6 tuyến cáp biển kết nối Internet đã hoạt động bình thường trước Đại lễ 30/4
Trước đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, các hệ thống cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đều đang hoạt động bình thường.

Ảnh minh họa. (Ảnh: wired.com)
Cáp Asia Pacific Gateway - APG cùng 4 tuyến khác gồm IA, AAE-1, AAG và SMW-3 là 5 tuyến cáp quang biển được các nhà cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam (ISP) khai thác, sử dụng trong nhiều năm qua để kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Cả 5 tuyến cáp biển này đều kết nối ra phía Đông qua Biển Đông, từ 6 trạm cập bờ đặt tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Quy Nhơn và Đà Nẵng.
Là tuyến cáp được đưa vào khai thác chính thức từ cách đây gần 9 năm, APG gặp sự cố gần nhất vào đầu tháng 2/2025 trên 2 cáp nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore và S1.9 gần trạm cập bờ Malaysia của tuyến cáp, với 2 lỗi trên nhánh S1.9 và 1 lỗi trên nhánh S9.
Ngày 29/4/2025, đại diện một ISP tại Việt Nam cho biết, từ khoảng hơn 23 giờ 30 ngày 22/4, đối tác quốc tế đã hoàn thành cấu hình lại nguồn, sau khi khắc phục xong các lỗi trên 2 nhánh S9 và S1.9 của tuyến cáp quang biển quốc tế APG. Qua đó, đã khôi phục hoàn toàn dung lượng kết nối Internet quốc tế trên tuyến cáp biển này.
Như vậy, trước thời điểm người Việt trong và ngoài nước đón mừng đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, các hệ thống cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam với quốc tế đều đang hoạt động bình thường, giúp các nhà mạng duy trì tốt chất lượng dịch vụ cung cấp tới người dùng.
Cũng trong tháng 4/2025, Asia Direct Cable - ADC, tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động. ADC là hệ thống cáp quang ngầm dưới biển có chiều dài khoảng 9.800km, kết nối 7 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines, Singapore và Nhật Bản.
So với các tuyến cáp quang biển hiện có của Việt Nam, ADC có điểm đặc biệt là kết nối trực tiếp tới cả 3 trung tâm Internet của khu vực châu Á là Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản.
Đặc biệt, với dung lượng tối đa 50 Tbps, dung lượng cáp ADC bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của cả 5 tuyến cáp quang biển đang hoạt động gồm IA, AAE-1, APG, AAG, SMW-3. Ngoài ra, ADC cũng có tốc độ cao hơn các hệ thống cáp biển trước đây.
Tổng vốn đầu tư toàn tuyến ADC lên tới 290 triệu USD với sự hợp tác của 9 tập đoàn viễn thông, trong đó Viettel là nhà mạng duy nhất của Việt Nam tham gia đầu tư vào tuyến cáp biển này. Viettel sở hữu toàn bộ nhánh cáp biển kết nối Việt Nam và trạm cập bờ tại Quy Nhơn, cùng một phần của trục chính đi quốc tế.
Theo Vietnam+
TIN NÓNG

Mãn nhãn với hình ảnh các khối diễu binh, diễu hành nhìn từ trên cao


Hình ảnh bất ngờ biển Sầm Sơn ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5


Pháo hoa đặc sắc 'thắp sáng' bầu trời TP Hồ Chí Minh ngày Đại lễ


Huế rợp cờ Tổ quốc mừng đại lễ 30/4


Con gái Thanh Thanh Hiền gây sốt với màn hóa thân Thị Nở yêu nước


Nữ thiếu tá có giọng đọc 'chạm đến vạn trái tim' trong đại lễ 30/4

TIN MỚI

Rửa cá biển bằng nước lã là chưa đủ, ngâm với nguyên liệu quen thuộc này 5 phút, cá hết sạch mùi tanh


Màn pháo hoa lớn chưa từng có chiêu đãi người dân, du khách TPHCM

Điều ít biết về những khẩu đại bác rền vang bên bến Bạch Đằng


Lễ hội 'Ẩm thực đồng quê' ở thôn Bình Thành


Người dân hào hứng tham gia 'Vũ hội khăn rằn' tại phố đi bộ Nguyễn Huệ


Mãn nhãn với màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời Tp.HCM đêm 30/4


Khai mạc 'Chợ quê ngày hội' và 'Đưa hàng Việt về nông thôn'


Hải đội 401 tổ chức một số hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam
