Bộ GD&ĐT đề xuất 18-20 trường Đại học trọng điểm quốc gia, có trường của bạn không?
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, Việt Nam sẽ có 30 đại học trọng điểm, tiến vào các bảng xếp hạng thế giới, gồm 5 đại học quốc gia, 18-20 trường trọng điểm ngành và 5 đại học vùng.
Bộ GD&ĐT dự kiến đến năm 2030, cả nước có khoảng 250 cơ sở giáo dục Đại học và 50 phân hiệu. Trong đó có 30 cơ sở đào tạo trọng điểm (gồm 5 Đại học quốc gia, 5 đại học vùng, 18-20 trường trọng điểm ngành). Đây là lần đầu Bộ GD&ĐT dự kiến danh sách này.
Trong đó, với các trường Đại học trọng điểm ngành, Bộ cho biết mỗi ngành sẽ có 1-2 trường, tổng số lượng khoảng 18-20. Những trường này sẽ được chú trọng nâng cao chất lượng, tăng quy mô đào tạo sau đại học gắn với phát triển nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Từ đó, ít nhất 20 lĩnh vực có mặt trong các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín.
18 trường Đại học trọng điểm ngành quốc gia, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Cũng theo dự thảo này, những trường Đại học công lập không đạt chuẩn của Bộ sẽ được tái cấu trúc, tập trung đầu tư để đạt chuẩn trong 3-5 năm; sáp nhập vào trường khác; hoặc đình chỉ hoạt động trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030. Cách làm cũng tương tự với các phân hiệu trường Đại học không đạt chuẩn.
Trong giai đoạn tới, Bộ không chủ trương thành lập đại học công lập mới, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Quy hoạch mạng lưới Đại học đến 2030, tầm nhìn tới 2050 được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ GD&ĐT năm học này. Mục tiêu là củng cố, phát triển hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam theo hướng đồng bộ, hiện đại và mạch lạc, tạo một hệ thống mở, công bằng, chất lượng với quy mô và cơ cấu hợp lý. Về lâu dài, quy hoạch này sẽ giúp Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực.