Bình Định: Nỗ lực bảo tồn nghề dệt thổ cẩm trước nguy cơ mai một

Tại huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống hàng trăm năm của đồng bào dân tộc Ba Na nơi đây. Đã có thời điểm, nghề bị mai một bởi xu hướng thời trang hiện đại. Tuy nhiên, bằng tình yêu đối với những giá trị văn hóa truyền thống và các chính sách khuyến khích phát triển của địa phương, người dân tộc Ba Na nơi đây đang dần phục hồi nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định hiện có hơn 100 hộ dân sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Ba Na. Nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên tồn tại hàng trăm năm trước và lưu giữ từ đời này đến đời khác theo kiểu "mẹ truyền con nối". Tuy nhiên, trước nguy cơ nghề truyền thống dần mai một, những nghệ nhân ở đây luôn động viên con cháu gìn giữ bản sắc văn hóa của tổ tiên

Năm 2020, nhãn hiệu tập thể "Vải thổ cẩm Hà Văn Trên" được chứng nhận. Cuối năm 2022, tổ liên kết phụ nữ dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên được thành lập và hình thành nghề dệt tập trung. Để làm được một bộ váy thổ cẩm, một nghệ nhân lành nghề phải mất gần một tháng nên giá bán sẽ khoảng 3-4 triệu đồng/bộ; áo nam đơn giản nhưng cũng mất gần cả tuần nên giá tầm 700-800 nghìn đồng/chiếc. Giá trị của sản phẩm cao nên sức tiêu thụ chậm

Huyện Vân Canh đang triển khai nhiều kế hoạch để giúp người dân bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống theo hướng tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch. Đồng thời, tìm kiếm các kênh tiêu thụ, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, Từ đó, giúp bà con gắn bó hơn với nghề truyền thống này.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!

Thực hiện : Bảo Lâm

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/binh-dinh-no-luc-bao-ton-nghe-det-tho-cam-truoc-nguy-co-mai-mot
Zalo