Hội An phấn đấu thành điểm đến hấp dẫn của thế giới

Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị trong đời sống đương đại; góp phần xây dựng Hội An trở thành Thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch đến năm 2030, hướng đến xác lập vai trò Hội An là động lực trong phát triển du lịch - dịch vụ của Khu vực duyên hải miền Trung và cả nước, vươn tầm ra khu vực Châu Á, là điểm đến hấp dẫn của thế giới.

Ngày 4/12, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024).

Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024), 7 năm nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2017-2024), một năm Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Một góc đô thị cổ Hội An.

Một góc đô thị cổ Hội An.

Trong 25 năm qua, Hội An đã huy động được cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của cộng đồng trong việc chăm lo, giữ gìn di sản. Từ năm 1999 đến 2019, thông qua ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ lên đến 167 tỷ đồng đã có 300 di tích nhà nước và tư nhân tập thể có xuống cấp nghiêm trọng được triển khai tu bổ; từ năm 2015 đến nay đã có gần 100 di tích khác do nguồn ngân sách của tỉnh, thành phố bỏ ra 60% và nguồn đóng góp rất lớn không thể thống kê được từ người dân.

Ngày 4/12, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024).

Ngày 4/12, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2024).

Hội An đã có nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy hơn 50 nghề thủ công truyền thống, trong đó có 6 nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh nghệ thuật Bài chòi đã quá quen thuộc và được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; năm 2023, Lễ hội Tết Nguyên Tiêu và Lễ hội Tết Trung Thu ở Hội An được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đặc biệt tháng 10/2023, TP Hội An đã chính thức được ghi danh vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Với hoạt động tổ chức tham quan trong khu phố cổ, 9 tháng đầu của năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 6,5 triệu lượt; trong đó, khách quốc tế đạt 4,3 triệu lượt, doanh thu du lịch 9 tháng đầu năm 2024 đạt 6.230 tỷ đồng.

9 tháng đầu của năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 6,5 triệu lượt khách quốc tế và trong nước đến Hội An.

9 tháng đầu của năm 2024, tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch ước đạt 6,5 triệu lượt khách quốc tế và trong nước đến Hội An.

Lãnh đạo UBND TP Hội An cho biết, trong 25 năm qua kể từ ngày Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới, cũng chính là chặng đường lịch sử mà vùng đất và con người Hội An tiếp tục ghi đậm bao tình cảm, công sức, sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Trung ương, tỉnh Quảng Nam, của bao đồng chí và bạn bè, sự giúp đỡ, hỗ trợ đầy thiện chí các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế. Nhờ vậy mà văn hóa Hội An ngày càng được nhận diện đầy đủ hơn với tư cách là một phức hợp di sản lịch sử, văn hóa, nhân văn, kiến trúc đô thị.

"Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hội An đã nỗ lực không ngừng, kiên trì quyết tâm xây dựng thành phố sinh thái – văn hóa – du lịch phát triển năng động và giàu bản sắc. Quần thể kiến trúc Đô thị cổ nói riêng, di sản văn hóa Hội An nói chung được quản lý, bảo tồn và phát huy ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn, được UNESCO và các tổ chức quốc tế đánh giá cao, trao tặng nhiều giải thưởng", Phó Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Lanh nhấn mạnh.

Hoài Thu

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/van-hoa/hoi-an-phan-dau-thanh-diem-den-hap-dan-cua-the-gioi-i752275/
Zalo