Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Theo bác sĩ Nguyễn Bửu Vân - Trưởng chi nhánh Tim Mạch - Tiểu Đường 315 Lê Văn Quới (Bình Tân - TP HCM): Đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa. Tình trạng tăng glucose huyết kéo dài gây tổn thương nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình viêm, hình thành mảng xơ vữa. Từ đó hình thành nên biến chứng mạch máu lớn ở người đái tháo đường bao gồm: bệnh mạch máu não, bệnh mạch vành tim, và bệnh động mạch ngoại biên

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ công bố năm 2025, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường típ 2. Người bệnh có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên cao gấp 2 - 4 lần người bình thường. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh, gia tăng nhu cầu và chi phí chăm sóc y tế, thậm chí có thể gây tử vong trong những tình trạng biến chứng tim mạch cấp tính.

 Đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán sớm. Điều trị kịp thời không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giảm thiểu chi phí y tế về sau.

Đái tháo đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán sớm. Điều trị kịp thời không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn giảm thiểu chi phí y tế về sau.

Bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là tình trạng rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc đề kháng insulin, dẫn đến lượng đường trong máu (glucose) tăng cao kéo dài. Có 2 thể đái tháo đường thường gặp trên thực tế: Đái tháo đường típ 1 thường khởi phát ở người trẻ tuổi do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin và Đái tháo đường típ 2 chiếm đa số trong thể bệnh đái tháo đường, bệnh liên quan đến lối sống, di truyền và tình trạng rối loạn chuyển hóa

Tiền đái tháo đường là gì?

Là giai đoạn đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường. Đây là cảnh báo đỏ cho nguy cơ cao mắc bệnh trong tương lai. Cần phải tầm soát và theo dõi định kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Dấu hiệu cảnh báo của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý có triệu chứng rất kín đáo, bệnh có thể diễn tiến âm thầm theo thời gian mà không có triệu chứng rõ rệt nào. Tuy nhiên một số bệnh nhân vẫn có biểu hiện triệu chứng của hội chứng tăng đường huyết hoặc triệu chứng của biến chứng đái tháo đường như:

Mệt mỏi kéo dài; Khát nước, tiểu nhiều; Sút cân không rõ nguyên nhân; Đói nhanh, nhất là sau ăn; Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng; Tê bì chân tay; Mắt mờ; Tiểu ít, phù; Triệu chứng bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, mệt mỏi khi gắng sức; Triệu chứng mạch máu như chóng mặt, đau cách hồi chân.

Khi có những dấu hiệu này nên đi khám ngay để biết rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng.

 Bác sĩ Nguyễn Bửu Vân - Trưởng chi nhánh Tim Mạch - Tiểu Đường 315 Lê Văn Quới (Bình Tân - TP HCM)

Bác sĩ Nguyễn Bửu Vân - Trưởng chi nhánh Tim Mạch - Tiểu Đường 315 Lê Văn Quới (Bình Tân - TP HCM)

Cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Đối với người đang có dấu hiệu của bệnh đái tháo đường hoặc sau khi kiểm tra thấy có thể trong giai đoạn tiền đái tháo đường, theo bác sĩ Nguyễn Bửu Vân - Trưởng chi nhánh Tim Mạch- Tiểu Đường 315 Lê Văn Quới (Bình Tân - TP HCM) nên bắt đầu chế độ ăn uống, tập luyện và theo dõi sức khỏe như sau:

Nên vận động thường xuyên ít nhất 150 phút mỗi tuần hoạt động thể lực mức trung bình, vận động vừa sức theo từng cá thể người bệnh. Vận động giúp gia tăng nhạy cảm Insulin và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chế độ ăn lành mạnh: giảm đường tinh luyện, chất béo bão hòa, tăng rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.

Kiểm soát cân nặng: giảm 5-7% trọng lượng cơ thể rất có lợi cho người bị đái tháo đường lẫn tiền đái tháo đường.

Đặc biệt không hút thuốc lá và giảm rượu bia.

Theo dõi đường huyết định kỳ khi trên 45 tuổi, hoặc thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ như béo phì, tiền sử gia đình, có các bệnh kèm theo như Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiền sử đái tháo đường thai kỳ, tiền sử sinh con có cân nặng trên 4kg.

 Hệ Thống Y tế Tim Mạch Tiểu Đường 315 - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, đồng hành dài lâu

Hệ Thống Y tế Tim Mạch Tiểu Đường 315 - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, đồng hành dài lâu

Bác sĩ Nguyễn Bửu Vân - Trưởng chi nhánh Tim Mạch - Tiểu Đường 315 Lê Văn Quới (Bình Tân - TP HCM) cho biết thêm:

Những người tiền đái tháo đường có thể không có triệu chứng rõ rệt, nhưng các biến chứng về mạch máu vẫn có thể âm thầm diễn ra. Nhiều người đã có biến chứng tim mạch ngay từ thời điểm mới được chẩn đoán đái tháo đường. Vì vậy, người mắc tiền đái tháo đường cũng nên chú ý theo dõi, kiểm tra đường huyết định kỳ và điều trị phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không để bệnh âm thầm tiến triển. Điều cốt lõi là tâm lý người bệnh cần có sự tích cực và kiên trì, tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, điều đó giúp kiểm soát đường huyết tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Ivy Health https://www.ivyhealthvn.com/

Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

Hệ thống Y tế Tiêm chủng Nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

Hệ thống Y tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

Hệ thống Y Tế Tim Mạch - Tiểu Đường 315: https://www.timmachtieuduong315.com/

Việt Hoa - Thịnh Đức

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/y-te/bien-chung-tim-mach-o-benh-nhan-dai-thao-duong-177944.html
Zalo