Ấn Độ - Pakistan trước nguy cơ chiến tranh toàn diện

Sau vụ tấn công ở Pahalgam, căng thẳng ngoại giao giữa Ấn Độ và Pakistan ngày càng sâu sắc.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Theo đó, Ấn Độ đã đình chỉ Hiệp ước Indus - vốn điều phối chia sẻ nguồn nước sông Indus - và đóng cửa khẩu biên giới trên bộ với Pakistan. Về phần mình, Pakistan đe dọa rút khỏi Hiệp định Simla năm 1972, vốn từng là nền tảng cho hòa bình song phương.

Hai nước cũng đã dừng cấp thị thực cho công dân của nhau và đóng cửa không phận, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Mặc dù vậy, các nhà phân tích vẫn chia rẽ về về viễn cảnh căng thẳng ở Nam Á bùng phát thành một cuộc xung đột toàn diện.

Tờ The Conversation dẫn lời Giáo sư quan hệ quốc tế Ian Hall tại Đại học Griffith (Australia) nhận định rằng, hai bên đang tiến gần hơn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng hơn các lần trước.

"Hy vọng là sẽ có hành động quân sự hạn chế, kéo dài trong vài ngày, và sau đó mọi thứ sẽ nhanh chóng lắng xuống, như đã từng xảy ra trước đây. Nhưng không có gì đảm bảo", ông Hall nói.

Trong khi đó, Phó giáo sư Iqbal Singh Sevea tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy chiến tranh sắp xảy ra và lưu ý rằng cả hai bên đều có xu hướng kiềm chế.

Vị Phó Giáo sư thuộc NUS cho rằng, Ấn Độ đã chủ động coi các cuộc không kích là hành động quân sự có mục tiêu, tính toán kỹ lưỡng và chỉ nhắm vào các cơ sở của khủng bố.

Về phía Pakistan, nước này lo lắng về leo thang quân sự. Pakistan có thể sẽ đáp trả nhưng ở mức độ vừa phải, nhằm tránh đẩy căng thẳng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Xung đột kéo dài giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ là vấn đề khu vực mà còn ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và kinh tế ở Đông Nam Á. Phó Giáo sư Sevea cho hay, hệ quả tức thời của tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ là nhập khẩu.

Một số quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu gạo từ Ấn Độ và Pakistan. Trong đó, Malaysia nhập tới 40% lượng gạo từ hai quốc gia này. Indonesia cũng đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Ấn Độ.

Bình An

TimeMagazine

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/an-do-pakistan-truoc-nguy-co-chien-tranh-toan-dien-727217.html
Zalo