Những ngày Tết sắp tới gần, có lẽ bất cứ ai cũng muốn được trở về bên gia đình quây quần bên bếp lửa hồng, canh nồi bánh chưng.
Bên ánh lửa, mọi người kể chuyện ngày xưa, cùng hát ca hoặc chia sẻ những dự định cho năm mới.
Không gian ấy không chỉ đậm đà tình thân mà còn tạo nên những ký ức đẹp khó quên.
Quây quần bên nồi bánh chưng không chỉ là một phong tục mà còn là cách để người Việt tìm lại giá trị cốt lõi của gia đình và văn hóa trong dịp Tết cổ truyền.
Khi xã hội ngày càng phát triển, mọi thứ có thể đều mua ở được chợ hay các siêu thị lớn, phong tục nấu bánh chưng ngày Tết dường như đã mai một dần đi ở các thành phố lớn.
Tuy nhiên, những hình ảnh ấm cúng như vậy luôn ở lại trong lòng những người thuộc thế hệ trước.
Mâm cơm truyền thống ngày Tết với chiếc bánh chưng xanh, dưa hành, bát canh miến gà, chút chân giò.
Tết cổ truyền trong mỗi người dân đất Việt sao thiếu được những dư vị thân quen: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.
Những chiếc bánh chưng, bánh tét sau khi được vớt ra sẽ được lăn cho chắc, rồi treo lên là ăn được đến tận ra giêng.
Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm biểu trưng văn hóa của dân tộc, mà còn để cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng của ngày Tết sum họp, như hồn của Tết Việt trường tồn mãi với thời gian.
Trầm Phương (T/H)/Ảnh: Facebook