Xem hội nhảy lửa, du xuân trên cao nguyên Bắc Hà

Festival cao nguyên trắng Bắc Hà với chủ đề 'Nghiêng say mùa xuân' đang diễn ra với hàng loạt hoạt động hấp dẫn kéo dài như: Lễ hội nhảy lửa, ngắm sắc mận cao nguyên, lễ hội hoa lê, thưởng thức chè san tuyết cổ thụ, giải leo núi, giải chạy và các lễ hội xuân khác.

Festival cao nguyên trắng Bắc Hà với chủ đề “Nghiêng say mùa Xuân” là sản phẩm nhằm chào mừng Xuân Ất Tỵ 2025, khởi động cho một năm du lịch của huyện Bắc Hà.

Festival được khai mạc từ ngày 15/2 với chương trình nghệ thuật gắn với lễ hội nhảy lửa đặc sắc của dân tộc Dao. Giải leo núi chinh phục đỉnh núi 3 mẹ con tổ chức ngày 22/2. Hoạt động tham quan, trải nghiệm “sắc mận cao nguyên” do UBND xã Tả Van Chư tổ chức; lễ hội hoa lê và thưởng thức chè san tuyết cổ thụ do xã Hoàng Thu Phố tổ chức trong nhiều ngày và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân diễn ra vào ngày 15/3.

Ngoài ra, chợ đêm Bắc Hà được mở hằng ngày và chợ phiên Bắc Hà được mở sáng chủ nhật hàng tuần sẽ mang đến những trải nghiệm đặc sắc cho du khách về văn hóa, ẩm thực và trải nghiệm mua sắm những sản vật do đồng bào dân tộc huyện Bắc Hà làm ra. Dinh thự Hoàng A Tưởng - nơi ở và làm việc của cha con quan Thổ ty Hoàng Yến Tchao và Hoàng A Tưởng ở, nay trở thành di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia cũng là điểm đến hấp dẫn ngay tại trung tâm thị trấn Bắc Hà.

“Chúng tôi mong muốn Bắc Hà sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các du khách để Bắc Hà thực sự là một điểm đến đáng nhớ”, ông Trần Xuân Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà - cho hay.

Du khách thập phương đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Xuân về trên cao nguyên trắng” tại lễ khai mạc diễn ra tối 15/2.

Du khách thập phương đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Xuân về trên cao nguyên trắng” tại lễ khai mạc diễn ra tối 15/2.

Lễ khai mạc còn tái hiện lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao đến từ xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà). Lễ nhảy lửa (tiếng Dao còn gọi là Pút tồng ) thường được tổ chức trong những ngày đầu năm âm lịch từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng Giêng với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu may, cầu tài lộc, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu quốc thái dân an, cầu mọi sự bình an trong năm. Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên đang chuẩn bị cho lễ hội nhảy lửa.

Lễ khai mạc còn tái hiện lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao đến từ xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà). Lễ nhảy lửa (tiếng Dao còn gọi là Pút tồng ) thường được tổ chức trong những ngày đầu năm âm lịch từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng Giêng với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu may, cầu tài lộc, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu quốc thái dân an, cầu mọi sự bình an trong năm. Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên đang chuẩn bị cho lễ hội nhảy lửa.

Những người tham gia nghi lễ là những thanh niên trai tráng từ 12 tuổi trở lên. Trong mỗi lần nhảy lửa thường từ 1 đến 2 thầy, từ 5 đến 20 trò. Những người tham gia nhảy lửa thường được yêu cầu thân thể, quần áo phải sạch sẽ.

Những người tham gia nghi lễ là những thanh niên trai tráng từ 12 tuổi trở lên. Trong mỗi lần nhảy lửa thường từ 1 đến 2 thầy, từ 5 đến 20 trò. Những người tham gia nhảy lửa thường được yêu cầu thân thể, quần áo phải sạch sẽ.

Sau khi khấn xong, thầy sẽ đốt giấy để sư phụ, thần linh, thần lửa nhập vào thầy. Khi thần nhập vào, người thầy bắt đầu rung lên, sau đó thầy sẽ nhảy đủ 36 động tác nhảy lửa, theo nghi lễ. Từng hồi trống lễ rộn rã vang lên dồn dập thúc giục.

Sau khi khấn xong, thầy sẽ đốt giấy để sư phụ, thần linh, thần lửa nhập vào thầy. Khi thần nhập vào, người thầy bắt đầu rung lên, sau đó thầy sẽ nhảy đủ 36 động tác nhảy lửa, theo nghi lễ. Từng hồi trống lễ rộn rã vang lên dồn dập thúc giục.

Ai trong số trò đó được thần linh nhập, người sẽ tự dưng buồn bã, rung lên, đứng dậy nhảy các động tác quanh đống lửa, sau đó sẽ nhảy vào đống lửa (còn gọi là tắm lửa).

Ai trong số trò đó được thần linh nhập, người sẽ tự dưng buồn bã, rung lên, đứng dậy nhảy các động tác quanh đống lửa, sau đó sẽ nhảy vào đống lửa (còn gọi là tắm lửa).

Sau khi tất cả các trò lần lượt nhảy lửa xong, các trò tiến về phía thầy. Thầy tiếp tục dẫn các trò nhảy đủ 36 động tác theo sự hướng dẫn của thầy. Sau đó, thầy hướng dẫn các trò bái thần linh thần lửa, sư phụ để cầu tài, cầu một năm 4 quý mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho quốc thái dân an, đại gia đình bình an, ấm no hạnh phúc. Lễ hội nhảy lửa đang được tổ chức tại nhiều nơi ở miền Bắc nhưng lễ hội ở Bắc Hà có phần sôi động hơn khi các nghệ nhân nhảy vào đống than hồng khi lửa vẫn còn bốc cháy, bốc khói nghi ngút.

Sau khi tất cả các trò lần lượt nhảy lửa xong, các trò tiến về phía thầy. Thầy tiếp tục dẫn các trò nhảy đủ 36 động tác theo sự hướng dẫn của thầy. Sau đó, thầy hướng dẫn các trò bái thần linh thần lửa, sư phụ để cầu tài, cầu một năm 4 quý mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu cho quốc thái dân an, đại gia đình bình an, ấm no hạnh phúc. Lễ hội nhảy lửa đang được tổ chức tại nhiều nơi ở miền Bắc nhưng lễ hội ở Bắc Hà có phần sôi động hơn khi các nghệ nhân nhảy vào đống than hồng khi lửa vẫn còn bốc cháy, bốc khói nghi ngút.

Trong khuôn khổ Festival, có nhiều hoạt động đi kèm như trưng bày tư liệu, ảnh về Bắc Hà và lễ hội báo xuân được tổ chức tại trung tâm huyện. Trong ảnh: Một bạn đọc đang cầm trên tay ấn phẩm báo xuân của Tiền Phong.

Trong khuôn khổ Festival, có nhiều hoạt động đi kèm như trưng bày tư liệu, ảnh về Bắc Hà và lễ hội báo xuân được tổ chức tại trung tâm huyện. Trong ảnh: Một bạn đọc đang cầm trên tay ấn phẩm báo xuân của Tiền Phong.

 “Chợ văn hóa Bắc Hà" hay gọi tắt là chợ Bắc Hà là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bắc Hà dịp này.

“Chợ văn hóa Bắc Hà" hay gọi tắt là chợ Bắc Hà là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Bắc Hà dịp này.

Tại chợ Bắc Hà, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn do đồng bào dân tộc địa phương chế biến. Trong ảnh: Mèn mén (bột ngô hấp) là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông bán tại chợ.

Tại chợ Bắc Hà, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn do đồng bào dân tộc địa phương chế biến. Trong ảnh: Mèn mén (bột ngô hấp) là món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông bán tại chợ.

Một thiếu nữ bán sủi dìn - món ăn tương tự như bánh trôi ở miền xuôi.

Một thiếu nữ bán sủi dìn - món ăn tương tự như bánh trôi ở miền xuôi.

Chợ phiên Bắc Hà là khu chợ duy nhất vẫn còn giữ được nét truyền thống lâu đời trong văn hóa buôn bán vùng cao với nhiều sản phẩm sử dụng hàng ngày của người dân bản địa. Trong ảnh là quầy hàng bán chõ đồ xôi bằng gỗ.

Chợ phiên Bắc Hà là khu chợ duy nhất vẫn còn giữ được nét truyền thống lâu đời trong văn hóa buôn bán vùng cao với nhiều sản phẩm sử dụng hàng ngày của người dân bản địa. Trong ảnh là quầy hàng bán chõ đồ xôi bằng gỗ.

Một nhóm nhảy của các em gái người Mông tại chợ Bắc Hà.

Một nhóm nhảy của các em gái người Mông tại chợ Bắc Hà.

Sỹ Lực - Đức Anh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/xem-hoi-nhay-lua-du-xuan-tren-cao-nguyen-bac-ha-post1717544.tpo
Zalo