Xem đôi tay khéo léo của người phụ nữ Bana dệt thổ cẩm

Có tuổi đời hàng trăm năm, nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên (xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người đồng bào dân tộc nơi đây. Làng còn là nơi gìn giữ nhiều khung dệt thổ cẩm nhất của người Bana trong huyện.

Làng Hà Văn Trên có tổng diện tích tự nhiên khoảng 700ha, với 103 hộ/392 nhân khẩu, với 4 dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống, gồm Bana, Chăm, Thái, Kinh. Nhiều hộ dân trong làng biết dệt vải thổ cẩm, nhưng phát triển nhất là từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể "Vải thổ cẩm Hà Văn Trên". Ảnh: xã Canh Thuận

Làng Hà Văn Trên có tổng diện tích tự nhiên khoảng 700ha, với 103 hộ/392 nhân khẩu, với 4 dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống, gồm Bana, Chăm, Thái, Kinh. Nhiều hộ dân trong làng biết dệt vải thổ cẩm, nhưng phát triển nhất là từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể "Vải thổ cẩm Hà Văn Trên". Ảnh: xã Canh Thuận

Sợi dệt là nguyên liệu sẵn có, cùng kỹ thuật dệt được truyền lại từ nhiều đời nay, đã được đôi bàn tay khéo léo và đôi mắt tinh tế của những người phụ nữ làng Hà Văn Trên tạo ra những sản phẩm thổ cẩm sắc sảo với đường nét đẹp nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo. Ảnh: Tuệ An

Sợi dệt là nguyên liệu sẵn có, cùng kỹ thuật dệt được truyền lại từ nhiều đời nay, đã được đôi bàn tay khéo léo và đôi mắt tinh tế của những người phụ nữ làng Hà Văn Trên tạo ra những sản phẩm thổ cẩm sắc sảo với đường nét đẹp nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo. Ảnh: Tuệ An

Làng có nhiều nghệ nhân với trình độ tay nghề cao, như Đinh Thị Bông, Đinh Thị Kem, Đinh Thị Kính, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Liên, Đinh Thị Nga, Đinh Thị Tiết, Đinh Thị Cầu, Đinh Thị Vĩ,… Đây là những nghệ nhân có tâm huyết với việc duy trì và phát triển nghề truyền thống. Ngày nay, nghệ nhân làng nghề đã phát huy ngành nghề truyền thống, sáng tạo ra nhiều sản phẩm nghệ thuật vừa mang bản sắc văn hóa, vừa mang tính hiện đại. Ảnh: Tuệ An

Làng có nhiều nghệ nhân với trình độ tay nghề cao, như Đinh Thị Bông, Đinh Thị Kem, Đinh Thị Kính, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Liên, Đinh Thị Nga, Đinh Thị Tiết, Đinh Thị Cầu, Đinh Thị Vĩ,… Đây là những nghệ nhân có tâm huyết với việc duy trì và phát triển nghề truyền thống. Ngày nay, nghệ nhân làng nghề đã phát huy ngành nghề truyền thống, sáng tạo ra nhiều sản phẩm nghệ thuật vừa mang bản sắc văn hóa, vừa mang tính hiện đại. Ảnh: Tuệ An

Một thời nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên đứng trước nguy cơ bị mai một, sản phẩm tồn đọng do không có đầu ra, song bà con nơi đây vẫn luôn yêu quý, gìn giữ nghề với niềm đam mê cháy bỏng. Ngày trước nghề dệt thổ cẩm hoàn toàn được làm bằng thủ công, lưu giữ từ đời này sang đời khác bằng hình thức "mẹ truyền con nối". Ảnh: Tuệ An

Một thời nghề dệt thổ cẩm ở làng Hà Văn Trên đứng trước nguy cơ bị mai một, sản phẩm tồn đọng do không có đầu ra, song bà con nơi đây vẫn luôn yêu quý, gìn giữ nghề với niềm đam mê cháy bỏng. Ngày trước nghề dệt thổ cẩm hoàn toàn được làm bằng thủ công, lưu giữ từ đời này sang đời khác bằng hình thức "mẹ truyền con nối". Ảnh: Tuệ An

Là một nghệ nhân, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch UBND xã Canh Thuận (huyện Vân Canh), bà Đinh Thị Xuân Bông luôn động viên người dân trong làng kiên trì giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Bana, qua đó góp phần tạo sản phẩm để tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: Tuệ An

Là một nghệ nhân, đồng thời cũng là Phó Chủ tịch UBND xã Canh Thuận (huyện Vân Canh), bà Đinh Thị Xuân Bông luôn động viên người dân trong làng kiên trì giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Bana, qua đó góp phần tạo sản phẩm để tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: Tuệ An

Giờ đây, sản phẩm thổ cẩm của người Bana ở làng Hà Văn Trên đã "cách tân", song vẫn giữ nét được văn hóa truyền thống đặc trưng của quê hương. Vào các ngày lễ hội, Tết cổ truyền, người Bana vẫn mặc trang phục dệt thổ cẩm truyền thống. Các ngày thứ Hai hàng tuần, học sinh dù học ở trường xã hay tại các trường nội trú trong huyện, tỉnh đều mặc trang phục truyền thống của người Bana. Ảnh: Tuệ An

Giờ đây, sản phẩm thổ cẩm của người Bana ở làng Hà Văn Trên đã "cách tân", song vẫn giữ nét được văn hóa truyền thống đặc trưng của quê hương. Vào các ngày lễ hội, Tết cổ truyền, người Bana vẫn mặc trang phục dệt thổ cẩm truyền thống. Các ngày thứ Hai hàng tuần, học sinh dù học ở trường xã hay tại các trường nội trú trong huyện, tỉnh đều mặc trang phục truyền thống của người Bana. Ảnh: Tuệ An

Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho hay, địa phương đã có kế hoạch bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt truyền thống. Trong các đề án hằng năm cũng có nội dung tổ chức dạy nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Tuệ An

Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho hay, địa phương đã có kế hoạch bảo tồn và phát triển sản phẩm dệt truyền thống. Trong các đề án hằng năm cũng có nội dung tổ chức dạy nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Tuệ An

Ngoài ra, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thì Dự án 6 Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch thì địa phương cũng đã đề xuất xây dựng nhà trưng bày, kết hợp với thực hành để phát triển du lịch. Bên cạnh đó là làm các video quảng bá sản phẩm dệt thổ cẩm để mọi người biết đến. Ảnh: xã Canh Thuận

Ngoài ra, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thì Dự án 6 Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch thì địa phương cũng đã đề xuất xây dựng nhà trưng bày, kết hợp với thực hành để phát triển du lịch. Bên cạnh đó là làm các video quảng bá sản phẩm dệt thổ cẩm để mọi người biết đến. Ảnh: xã Canh Thuận

Người làng Hà Văn Trên luôn nhắc nhở con cháu gìn giữ nghề dệt thổ cẩm chính là giữ linh hồn của đồng bào mình. Bởi đây là nét văn hóa đặc trưng, nguồn cội của tổ tiên để lại. Bà con nơi đây mong nhà nước quan tâm, hỗ trợ để duy trì, phát triển nghề này. Nhất là về vấn đề đầu ra, trong khi để làm ra một sản phẩm mất rất nhiều thời gian. Ảnh: xã Canh Thuận

Người làng Hà Văn Trên luôn nhắc nhở con cháu gìn giữ nghề dệt thổ cẩm chính là giữ linh hồn của đồng bào mình. Bởi đây là nét văn hóa đặc trưng, nguồn cội của tổ tiên để lại. Bà con nơi đây mong nhà nước quan tâm, hỗ trợ để duy trì, phát triển nghề này. Nhất là về vấn đề đầu ra, trong khi để làm ra một sản phẩm mất rất nhiều thời gian. Ảnh: xã Canh Thuận

Năm 2020, nhãn hiệu tập thể "Vải thổ cẩm Hà Văn Trên" được chứng nhận. Cuối năm 2022, Tổ liên kết phụ nữ dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên được thành lập, hình thành nghề dệt tập trung. Ảnh: Tuệ An

Năm 2020, nhãn hiệu tập thể "Vải thổ cẩm Hà Văn Trên" được chứng nhận. Cuối năm 2022, Tổ liên kết phụ nữ dệt thổ cẩm làng Hà Văn Trên được thành lập, hình thành nghề dệt tập trung. Ảnh: Tuệ An

TRƯƠNG ĐỊNH

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/xem-doi-tay-kheo-leo-cua-nguoi-phu-nu-bana-det-tho-cam-post1515805.tpo
Zalo