Vùng áp thấp tiếp tục hướng về miền Trung, mưa lũ lịch sử năm 1999 có lặp lại?

Tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, một vùng áp thấp trên biển Đông đang tiến vào miền Trung. Nhiều ngày tới, mưa lớn tại miền Trung còn diễn biến phức tạp và kéo dài, tuy nhiên cường độ không mạnh như đợt lũ kỷ lục năm 1999.

Miền Trung cảnh báo mưa lũ cấp 3

Hồi 7h ngày 16/10 vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 13,5-14,5 độ Vĩ Bắc; 111,5-112,5 độ Kinh Đông. Trong 24 giờ tới vùng áp thấp này di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Trong ngày và đêm 16/10, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông mạnh; vùng biển phía Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Định đến Ninh Thuận, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

 Mưa lũ tiếp diến phức tạp tại miền Trung.

Mưa lũ tiếp diến phức tạp tại miền Trung.

Ngoài ra, trong ngày và đêm 16/10 ở vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng cao từ 2,0-4,0m. Từ đêm 16/10, vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng cao từ 2,0-3,0m.

Đêm 18 và ngày 19/10 khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm. Mưa lớn trên khu vực Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có xu hướng giảm từ ngày 19/10.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét mức độ 3 ở khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Mưa lũ lịch sử năm 1999 khó lặp lại

Nhiều ngày qua, mưa lũ tại miền Trung đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Đánh giá đợt mưa lần này, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết trả lời báo chí cho biết nguyên nhân là do tác động của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới cùng gió Đông di chuyển từ phía Đông trên độ cao từ 5.000-10.000 mét. Lượng ẩm lớn tạo ra bình lưu mạnh ở khu vực Trung bộ và gây ra mưa lớn.

Bên cạnh đó, cấp độ 4 cấp độ cao nhất của mức độ cảnh báo đối với mưa lớn đã được Trung tâm đưa ra đối với khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

 Lịch sử mưa lũ năm 1999 có thể khó lặp lại.

Lịch sử mưa lũ năm 1999 có thể khó lặp lại.

Đánh giá và so sánh hình thế gây mưa với đợt mưa kỷ lục năm 1999, về căn bản cường độ của giai đoạn từ 1-6/11/1999 mạnh hơn so. Chính vì thế khả năng cao, đợt mưa tại miền Trung hiện nay đã, đang và tiếp tục diễn ra có cường độ không khốc liệt và gay gắt như năm 1999.

Những ngày tới, tình trạng ngập úng tại Trung Bộ vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, mưa sẽ đi sâu vào vùng núi các tỉnh miền Trung nên có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Ngoài ra, vùng áp thấp khu vực giữa biển Đông đang mạnh dần thêm, xấp xỏ sức mạnh của áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng đến hoạt động tàu cá vùng ven.

Chúng tôi cũng lưu ý thêm, hiện nay không loại trừ khả năng, vùng áp thấp khu vực giữa Biển Đông tiếp tục mạnh thêm, có thể xấp xỉ hoặc đạt sức mạnh của áp thấp nhiệt đới. Bên cạnh việc tiếp tục gây ra mưa rất lớn, vùng áp thấp cũng gây tình trạng gió giật mạnh vùng ven biển từ Quảng Trị đến Bình Định, ảnh hưởng hoạt động tàu cá vùng ven.

Phạm Thu

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/vung-ap-thap-tiep-tuc-huong-ve-mien-trung-mua-lu-lich-su-nam-1999-co-lap-lai-81601.html
Zalo