Vua Hùng sống thọ nhất lịch sử 420 tuổi, trị vì đất nước 400 năm
Theo Ngọc phả Hùng Vương, đây là vị vua Hùng sống thọ nhất trong lịch sử lên tới 420 tuổi và trị vì ngôi vua 400 năm.

1. Vị vua Hùng nào sống thọ nhất lịch sử?
A
Kinh Dương Vương
B
Hùng Hiền Vương
Theo Ngọc phả Hùng Vương được biên soạn vào thế kỷ 15, ngôi báu của Hùng Vương truyền 18 đời, đầu tiên là Kinh Dương Vương (các truyền thuyết khác coi cháu nội của Kinh Dương Vương, tức con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, mới là vua Hùng đầu tiên) ở ngôi 215 năm, thọ 260 tuổi. Con trai ngài là Lạc Long Quân là vị vua thứ hai của triều đại Hùng Vương, hiệu Hùng Hiền Vương, là người có tuổi thọ dài nhất tới 420 tuổi và ở ngôi 400 năm.
C
Hùng Quốc Vương
D
Hùng Vĩ Vương

2. Vị vua Hùng nào có tuổi thọ khiêm tốn nhất?
A
Hùng Huy Vương
Một trong những vua Hùng có tuổi thọ khiêm tốn nhất, theo Ngọc phả, là Hùng Huy Vương (đời thứ 6), chỉ thọ 100 tuổi, ở ngôi 87 năm. Bù lại, con trai ngài, người mà mọi con dân Việt Nam đều biết đến với cái tên Lang Liêu, lên ngôi với hiệu Hùng Chiêu Vương, lại cai trị đất nước Văn Lang những 200 năm.
B
Hùng Tạo Vương
C
Hùng Triệu Vương
D
Hùng Hi Vương

3. Người dân thời các vua Hùng chủ yếu sống bằng nghề gì?
A
Chăn nuôi
B
Làm gốm
C
Buôn bán
D
Nông nghiệp trồng lúa nước
Thời Hùng Vương được xem là thời kỳ hình thành nhà nước đầu tiên của người Việt cổ, với tên gọi Văn Lang, do các vua Hùng trị vì. Văn Lang có kinh đô đặt tại Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ), được xem là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của nhà nước Hùng Vương.
Thời Hùng Vương, xã hội được phân chia thành các tầng lớp gồm vua, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính và dân thường, thể hiện tổ chức xã hội sơ khai.
Thời Hùng Vương, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa nước. Người dân Văn Lang sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, kết hợp với săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, hình thành nền văn minh sông nước.

4. Truyền thuyết Thánh Gióng diễn ra vào thời vua Hùng thứ mấy?
A
6
Truyền thuyết Thánh Gióng diễn ra vào thời vua Hùng Vương thứ 6 (Hùng Huy Vương), trong bối cảnh đất nước Văn Lang còn non trẻ nhưng phải đối mặt với hiểm họa giặc ngoại xâm. Bấy giờ, giặc Ân kéo đến với ý đồ xâm chiếm, khiến nhà vua lo lắng và phải sai sứ giả đi khắp nơi cầu người hiền tài giúp nước. Địa điểm chính trong câu chuyện là làng Phù Đổng (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), quê hương của Thánh Gióng, và núi Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội), nơi ông cưỡi ngựa bay về trời sau khi đánh thắng giặc.
B
7
C
8
D
9