Vũ khí Ukraine ào ạt trở lại thị trường thế giới khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ?

Vũ khí Ukraine được đánh giá cao khi đã trải qua thực chiến và thu về kết quả ấn tượng, đây sẽ là những sản phẩm đắt hàng trên thị trường quốc tế.

Vũ khí Ukraine bị cấm xuất khẩu từ năm 2022 nhằm ưu tiên đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang nước này trong bối cảnh xung đột với Nga bùng nổ và nguồn viện trợ từ nước ngoài còn eo hẹp.

Vũ khí Ukraine bị cấm xuất khẩu từ năm 2022 nhằm ưu tiên đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang nước này trong bối cảnh xung đột với Nga bùng nổ và nguồn viện trợ từ nước ngoài còn eo hẹp.

Tuy vậy theo tờ Financial Times (FT), chính quyền Kyiv đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nhằm thu hút thêm nguồn tài chính để hỗ trợ sản xuất trong nước, đặc biệt là máy bay không người lái.

Tuy vậy theo tờ Financial Times (FT), chính quyền Kyiv đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nhằm thu hút thêm nguồn tài chính để hỗ trợ sản xuất trong nước, đặc biệt là máy bay không người lái.

Ukraine đang phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến nguồn tiền, không chỉ để phân bổ cho việc sản xuất UAV số lượng lớn, mà còn nhiều trở ngại khác trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hơn nữa lĩnh vực quốc phòng.

Ukraine đang phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến nguồn tiền, không chỉ để phân bổ cho việc sản xuất UAV số lượng lớn, mà còn nhiều trở ngại khác trong việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hơn nữa lĩnh vực quốc phòng.

Thống kê của giới chuyên gia quân sự cho rằng hiện tại Quân đội Nga đã vượt xa Ukraine về số lượng UAV sản xuất hàng tháng, tỷ lệ này theo ước tính là 5/1, thậm chí theo một số nguồn tin thì con số thực phải là 10/1.

Thống kê của giới chuyên gia quân sự cho rằng hiện tại Quân đội Nga đã vượt xa Ukraine về số lượng UAV sản xuất hàng tháng, tỷ lệ này theo ước tính là 5/1, thậm chí theo một số nguồn tin thì con số thực phải là 10/1.

Giám đốc Công ty Ukrspetssystems - ông Dmitry Khasapov trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Financial Times đã xác nhận thực tế binh sĩ Ukraine đang thiếu hụt rất lớn máy bay không người lái để tác chiến.

Giám đốc Công ty Ukrspetssystems - ông Dmitry Khasapov trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Financial Times đã xác nhận thực tế binh sĩ Ukraine đang thiếu hụt rất lớn máy bay không người lái để tác chiến.

Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng này, Kyiv có kế hoạch tìm kiếm nguồn tài chính mới và một trong những bước đi quan trọng dự kiến được đưa ra chính là nối lại xuất khẩu vũ khí.

Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng này, Kyiv có kế hoạch tìm kiếm nguồn tài chính mới và một trong những bước đi quan trọng dự kiến được đưa ra chính là nối lại xuất khẩu vũ khí.

Theo nghị sĩ Quốc hội Ukraine - ông Alexander Marikovsky, việc cho phép xuất khẩu các sản phẩm quân sự, bao gồm cả máy bay không người lái, có thể mang lại cho nước này khoảng 20 tỷ USD.

Theo nghị sĩ Quốc hội Ukraine - ông Alexander Marikovsky, việc cho phép xuất khẩu các sản phẩm quân sự, bao gồm cả máy bay không người lái, có thể mang lại cho nước này khoảng 20 tỷ USD.

Nguồn tiền trên sẽ không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu của quân đội mà còn mở rộng quy mô sản xuất thiết bị quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực UAV, đây là bước đi hợp lý vì hiện tại chính phủ chỉ có khả năng đặt hàng số lượng vũ khí ít hơn nhiều so với năng lực sản xuất.

Nguồn tiền trên sẽ không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu của quân đội mà còn mở rộng quy mô sản xuất thiết bị quân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực UAV, đây là bước đi hợp lý vì hiện tại chính phủ chỉ có khả năng đặt hàng số lượng vũ khí ít hơn nhiều so với năng lực sản xuất.

Một chiến lược mà Kyiv có thể nghĩ tới chính là "xuất khẩu tại chỗ", theo đó các nhà máy sẽ sản xuất vũ khí theo đơn đặt hàng từ đồng minh phương Tây, nhưng để cung cấp cho chính Quân đội Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự.

Một chiến lược mà Kyiv có thể nghĩ tới chính là "xuất khẩu tại chỗ", theo đó các nhà máy sẽ sản xuất vũ khí theo đơn đặt hàng từ đồng minh phương Tây, nhưng để cung cấp cho chính Quân đội Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự.

Bước đi trên đang rất được ủng hộ, Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng Ukraine (NAUDI) nhận xét, việc mở cửa xuất khẩu vũ khí và các sản phẩm quân sự có thể là một bước đi chiến lược đối với nền kinh tế nước này.

Bước đi trên đang rất được ủng hộ, Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp Quốc phòng Ukraine (NAUDI) nhận xét, việc mở cửa xuất khẩu vũ khí và các sản phẩm quân sự có thể là một bước đi chiến lược đối với nền kinh tế nước này.

"Hiện nay do thiếu vốn, các công ty công nghiệp quốc phòng đối diện nguy cơ phá sản bởi vì toàn bộ vốn lưu động của họ đều được đầu tư vào phát triển công nghệ mới và mở rộng sản xuất", ông Natalukha - Chủ tịch Ủy ban Phát triển Kinh tế Quốc hội Ukraine nói rõ.

"Hiện nay do thiếu vốn, các công ty công nghiệp quốc phòng đối diện nguy cơ phá sản bởi vì toàn bộ vốn lưu động của họ đều được đầu tư vào phát triển công nghệ mới và mở rộng sản xuất", ông Natalukha - Chủ tịch Ủy ban Phát triển Kinh tế Quốc hội Ukraine nói rõ.

Việc mở cửa xuất khẩu vũ khí sẽ là một bước đi chiến lược nhằm củng cố nền kinh tế đất nước và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Đồng thời, các khoản thuế bổ sung sẽ được áp dụng cho việc mua vũ khí và đạn dược cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Việc mở cửa xuất khẩu vũ khí sẽ là một bước đi chiến lược nhằm củng cố nền kinh tế đất nước và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Đồng thời, các khoản thuế bổ sung sẽ được áp dụng cho việc mua vũ khí và đạn dược cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ông Oleksandr Marikovskyi, người đứng đầu NAUDI cho biết thêm: “Ngày nay, thực tế các nhà sản xuất Ukraine không chịu lệnh cấm trực tiếp về mặt pháp lý đối với việc xuất khẩu sản phẩm quốc phòng của họ".

Ông Oleksandr Marikovskyi, người đứng đầu NAUDI cho biết thêm: “Ngày nay, thực tế các nhà sản xuất Ukraine không chịu lệnh cấm trực tiếp về mặt pháp lý đối với việc xuất khẩu sản phẩm quốc phòng của họ".

"Mặc dù vậy, trong điều kiện chiến tranh đang diễn ra, vấn đề cấp phép xuất khẩu vũ khí vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt khi Ukraine còn phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ từ bên ngoài”.

"Mặc dù vậy, trong điều kiện chiến tranh đang diễn ra, vấn đề cấp phép xuất khẩu vũ khí vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt khi Ukraine còn phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ từ bên ngoài”.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/vu-khi-ukraine-ao-at-tro-lai-thi-truong-the-gioi-khi-lenh-cam-xuat-khau-duoc-do-bo-post592369.antd
Zalo