Viêm tủy răng ở trẻ em để lại biến chứng gì, cách phát hiện sớm

Viêm tủy răng ở trẻ em là bệnh thường gặp, gây đau đớn, khó khăn cho trẻ trong ăn uống. Nếu không được điều trị, viêm tủy cấp có thể tiến triển nghiêm trọng gây hoại tử tủy răng, mất răng.

Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu viêm tủy răng ở trẻ đang bị viêm nhiễm, tốt nhất, cha mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm tủy răng ở trẻ

Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương, nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.

Triệu chứng viêm tủy răng ở trẻ em

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu dưới đây chứng tỏ trẻ đang bị bệnh viêm tủy răng:

Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa

Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa

Xuất hiện những cơn đau ở vùng răng và quanh răng. Cơn đau kéo dài vài ngày hoặc có thể lâu hơn.

Cơn đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi có kích thích từ thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt…

Tần số xuất hiện những cơn đau nhức và ê buốt răng ngày càng nhiều với thời gian kéo dài hơn.

Trẻ bị viêm tủy răng thường đau nhiều hơn khi về đêm. Có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như viêm tủy cấp, sau đó sẽ hoại tử dần tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy.

Mặt khác những hoại tử của tủy răng nếu không được thải ra ngoài dễ gây nên các bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng…

Biến chứng nặng nhất mà viêm tủy có thể gây ra là trẻ bị mất răng, nếu răng của bé được nhổ quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn hay sức khỏe răng miệng về sau.

Phòng bệnh viêm tủy răng ở trẻ

Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để phòng bệnh viêm tủy răng.

Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để phòng bệnh viêm tủy răng.

Để phòng bệnh viêm tủy răng cho trẻ, các bậc cha mẹ cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:

Cha mẹ phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ sau các bữa ăn và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.

Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, nên dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.

Các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị sớm các răng bị sâu của trẻ, như vậy sẽ làm giảm bớt nguy cơ viêm tủy răng.

Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm để được các bác sĩ tư vấn và điều trị sớm tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

BS. Phan Đình Tùng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/viem-tuy-rang-o-tre-em-de-lai-bien-chung-gi-cach-phat-hien-som-169241225211520197.htm
Zalo