Viêm mũi họng dễ nhầm với cúm

Các triệu chứng ban đầu của viêm mũi họng và cúm gần giống nhau như sốt, đau họng, sổ mũi, ho khan, mệt mỏi... khiến nhiều người nhầm lẫn, viêm mũi họng nhưng tưởng mắc cúm.

Theo thông tin từ một số cơ sở y tế, sau Tết, số lượng bệnh nhân đến khám về bệnh lý hô hấp tăng đột biến, hơn 300 ca/ngày, tăng hơn 30% so với thời điểm giao mùa - thời điểm “bùng phát” bệnh viêm mũi họng.

Viêm mũi họng và cúm đều là bệnh dễ mắc khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh ẩm, tuy nhiên, viêm mũi họng thường diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh, đột ngột, biến chứng nặng.

Viêm mũi họng và cúm đều là bệnh dễ mắc khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh ẩm, tuy nhiên, viêm mũi họng thường diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh, đột ngột, biến chứng nặng.

Triệu chứng cúm và viêm mũi họng dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng ban đầu như sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi… gần giống nhau. Tuy nhiên, không phải cứ sốt, ho, mệt mỏi đều là cúm.

Viêm mũi họng và cúm đều là bệnh dễ mắc khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh ẩm, tuy nhiên, viêm mũi họng thường diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh, đột ngột, biến chứng nặng.

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm (virus A, B, C) lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp, đường mũi, vùng hầu họng, phế quản, phổi. Triệu chứng cúm thường gặp đầu tiên là sốt cao, sốt đột ngột từ 39 đến 41 độ C, kèm theo rét run, ớn lạnh, đổ mồ hôi, đau họng rất nhiều, hắt hơi nhiều, cơ thể mệt mỏi rã rời, chán ăn, ho khan, có thể ngất.

Viêm mũi họng (hay còn gọi là cảm) là tình trạng viêm cấp tính đường hô hấp trên (mũi và vùng hầu họng) với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu hoặc mệt mỏi… do nhiều loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là virus Rhino.

Nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm mũi họng như nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, dị nguyên. Bệnh cũng gây sốt nhưng sốt nhẹ, thường dưới 39 độ C, không rét run, không chảy mũi và nghẹt mũi nhiều như cúm, thường thuyên giảm sau 10-14 ngày.

Người bệnh viêm mũi họng cấp thường đau đầu và đau họng, chảy mũi và nghẹt mũi từng lúc, hắt hơi ít. Trong khi, người bệnh cúm A thường đau đầu nhiều, đau cơ, nhức mỏi toàn thân, chảy mũi và nghẹt mũi thường xuyên, đau rát mũi, hắt hơi nhiều.

Tâm lý chung của nhiều người bệnh thời điểm này là lo sợ mắc cúm. Một số người bệnh hoang mang, nghĩ bị cúm, bác sỹ phải trấn an và giải thích kỹ.

Như trường hợp chị T.L.P. (35 tuổi) đang mang thai tháng thứ 4, sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau họng, mệt mỏi. Nghĩ cảm lạnh, chị xông hơi bằng thảo dược, uống chanh mật ong… nhưng 5 ngày không cải thiện.

Chị từ quê ở Hà Nam trở lại TP.HCM sau kỳ nghỉ Tết. Nghe thông tin dịch cúm bùng phát mạnh ở các tỉnh miền Bắc, lại lần đầu mang thai nên chị càng lo. Chị đi khám và hỏi bác sỹ nhiều lần về việc mình có đang mắc cúm không.

Hay như trường hợp bà H.T.D. (65 tuổi) được con trai đưa đến khám vì lo sợ bị mắc cúm. Tiền sử bà từng viêm phổi, tăng huyết áp nên đợt này, sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, đau rát họng, nuốt đau, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, nằm li bì, đã uống thuốc 3 ngày nhưng chưa khỏi.

Sau khi khám lâm sàng, bà D. được chỉ định nội soi, ghi nhận bà viêm amidan cấp, viêm họng, viêm mũi xoang. Bà D. được kê toa thuốc điều trị, hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi tại nhà, tái khám theo lịch hẹn.

Viêm mũi họng do nhiễm virus thường lành tính và thường tự thuyên giảm sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu bội nhiễm thêm vi khuẩn, buộc phải điều trị thêm kháng sinh, nếu không bệnh có thể chuyển thành nhiễm trùng nặng hoặc diễn tiến thành viêm mạn tính.

Viêm mũi họng thường nhẹ hơn cúm và ít gây biến chứng toàn thân, thường gây biến chứng tại chỗ như viêm quanh họng, amidan; biến chứng gần như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản hoặc các cơn hen suyễn cấp với người mắc bệnh hen…

Ngược lại, cúm có thể gây biến chứng nhanh gây viêm phổi, nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và tử vong, đặc biệt với người già, trẻ em, người có bệnh nền.

Thạc sỹ, bác sỹ CKI Phạm Thái Duy, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM lý giải, thời điểm này nhiều người mắc bệnh mũi họng vì mới từ miền Trung, miền Bắc về quê đón Tết, trở lại miền Nam được khoảng 7-10 ngày.

Thời tiết tại các tỉnh này mưa lạnh kéo dài những ngày nghỉ Tết (15-20 độ C), hoạt động sinh lý mũi họng suy yếu. Sự thay đổi đột ngột nơi ở (từ Nam ra Bắc rồi trở vào Nam) kéo theo sự tiếp xúc mới với các dị nguyên, vi khuẩn khác mà cơ thể chưa có miễn dịch, đi kèm nhiều điều kiện thuận lợi khác như lịch sinh hoạt thất thường, thức ăn cay nóng, rượu bia… dịp Tết vừa qua gây viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Chưa kể, trong đợt Tết, mắc bệnh nhưng ngại đi khám, tự uống thuốc, đợi qua Tết mới đi khám. Cùng thời điểm này, dịch cúm lại đang hoành hành, số ca bệnh dịch cúm tăng cao nên nhiều người bệnh lo sợ bị cúm khi mắc các triệu chứng sốt, sổ mũi, đau họng, nghẹt mũi, ho… Đó là những lý do khiến số lượng người bệnh tăng cao.

“Trên lâm sàng, một số trường hợp khó phân biệt. Nếu nghi ngờ cúm, để xác định chắc chắn, người bệnh cần xét nghiệm virus cúm A, cúm B mà hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng đang thực hiện cho nhiều người bệnh trong những ngày qua”, bác sỹ Duy nói.

Việc điều trị cúm và viêm mũi họng khác nhau. Cúm không điều trị bằng kháng sinh, vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus gây bệnh. Còn viêm mũi họng thì điều trị bằng kháng sinh tùy trường hợp do vi khuẩn hoặc xuất hiện tình trạng bội nhiễm.

Vì cách điều trị khác nhau, nên người bệnh không tự chẩn đoán bệnh, tự ý mua thuốc uống mà không theo chỉ định bác sỹ. Việc này vừa không giúp bệnh bớt đi mà còn khiến bệnh tiến triển nặng hơn, biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nếu mắc cúm. Người bệnh nên theo dõi sát sao triệu chứng, phân biệt hai bệnh, không hoang mang lo lắng và không chủ quan với bệnh.

Để phòng ngừa bệnh thời điểm hiện nay, bác sỹ Duy khuyến cáo mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ họng khi ra ngoài, uống nước ấm thay vì nước lạnh, hạn chế đồ cay nóng, uống hai lít nước mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc, duy trì lịch sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng. Người có triệu chứng như đau họng, khàn giọng, sốt nhẹ, sổ mũi kéo dài trên 3-5 ngày nên đi khám sớm để tránh biến chứng.

D.Ngân

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/viem-mui-hong-de-nham-voi-cum-d246867.html
Zalo