Vị trí tuyệt đối không được đặt trầu cau trên bàn thờ

Khi dâng trầu cau lên bàn thờ trong các dịp lễ tết, giỗ chạp, cưới hỏi hay cúng Thần Tài Ông Địa cần được thực hiện đúng cách để thể hiện lòng thành kính và giữ trọn nét đẹp phong tục.

Ý nghĩa của việc đặt trầu cau lên bàn thờ

- Biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung: Trầu cau đi liền với nhau như âm dương hòa hợp, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, gia đình thuận hòa.

- Thể hiện sự tôn kính tổ tiên và thần linh: Dâng trầu cau là dâng sự thanh khiết, mộc mạc và chân thành.

- Mang ý nghĩa phong thủy tốt: Trầu cau còn mang lại dương khí, kích hoạt năng lượng tích cực trên bàn thờ.

Cách đặt trầu cau lên bàn thờ đúng phong tục lễ nghi

Trong số các lễ vật thường được dâng cúng, trầu cau là một vật phẩm mang tính biểu tượng cao, gắn liền với truyền thống và phong tục dân tộc từ bao đời nay.

Trầu cau là món lễ vật dân dã nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc như: Sự gắn bó keo sơn, tình nghĩa thủy chung, tượng trưng cho sự thanh sạch, trong lành.

Trầu cau đi liền với nhau như âm dương hòa hợp, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, gia đình thuận hòa.

Trầu cau đi liền với nhau như âm dương hòa hợp, tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng, gia đình thuận hòa.

Bởi vậy, việc sắp đặt trầu cau lên bàn thờ không chỉ cần sự chỉn chu mà còn phải tuân thủ một số lễ nghi nhất định để giữ trọn sự trang nghiêm và linh thiêng.

Chuẩn bị trầu cau

+ Cau nên chọn loại còn xanh, tròn đều, vỏ bóng mượt, không dập nát hay héo úa.

+ Lá trầu chọn loại lá bánh tẻ (không quá non, không quá già), mặt lá phải mượt, xanh thẫm và không có đốm sâu.

+ Nếu có thời gian, nên rửa sạch và lau khô lá trầu để đảm bảo vệ sinh và giữ được độ tươi lâu.

+ Dùng lá trầu cuốn quanh quả cau, buộc bằng sợi chỉ đỏ hoặc dây lạt mềm sẽ vừa đẹp mắt vừa tăng thêm sự trang trọng.

Cách sắp xếp và bày trí trên bàn thờ

+ Sắp theo cặp 1 trầu - 1 cau thường gọi là cặp trầu cau, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, gắn bó thủy chung. Có thể đặt 3, 5 hoặc 7 cặp tùy vào mục đích cúng giỗ, Tết, khai trương.

Trầu cau nên được đặt phía trước bát hương, bên cạnh mâm ngũ quả hoặc bình hoa.

Trầu cau nên được đặt phía trước bát hương, bên cạnh mâm ngũ quả hoặc bình hoa.

+ Trầu cau nên được đặt trên đĩa sứ hoặc đĩa thủy tinh sạch, có thể lót giấy đỏ hoặc khăn điều phía dưới để tăng tính trang nghiêm và thẩm mỹ.

Vị trí đặt trầu cau trên bàn thờ

+ Trầu cau nên được đặt phía trước bát hương, bên cạnh mâm ngũ quả hoặc bình hoa.

+ Tuyệt đối không đặt trầu cau ở phía sau bát hương (nơi khuất tầm mắt), hay đặt trực tiếp lên mặt bàn thờ mà không có đĩa lót.

+ Đối với bàn thờ Thần Tài - Ông Địa, có thể đặt một đĩa trầu cau nhỏ ở bên trái hoặc bên phải, sao cho cân đối với các lễ vật khác.

Thời điểm thay trầu cau

+ Trầu cau là vật dễ héo, nên không để quá lâu trên bàn thờ, tránh mất đi tính thanh tịnh.

+ Nên thay vào sáng sớm các ngày mùng 1, Rằm, ngày vía, hoặc khi cau trầu có dấu hiệu khô héo.

Trầu cau là vật dễ héo, nên không để quá lâu trên bàn thờ, tránh mất đi tính thanh tịnh.

Trầu cau là vật dễ héo, nên không để quá lâu trên bàn thờ, tránh mất đi tính thanh tịnh.

Nếu không dùng hết, không vứt trầu cau vào thùng rác sinh hoạt mà nên đem chôn dưới gốc cây hoặc bỏ ở nơi sạch sẽ, kín đáo hoặc có thể đốt nhẹ để trả về tự nhiên.

Lưu ý

- Không dùng trầu cau héo, dập nát, có sâu bệnh. Trầu cau được dâng lên bàn thờ mang ý nghĩa thanh sạch, trọn vẹn, thể hiện lòng thành kính với bề trên. Vì vậy, nếu trầu đã bị héo, cau bị đốm đen hoặc có dấu hiệu hư hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng để cúng.

- Không đặt trầu cau bừa bộn, lộn xộn hoặc lẫn lộn với các loại thực phẩm khác trên bàn thờ.Trầu cau cần được đặt trên đĩa riêng, có thể lót giấy đỏ hoặc khăn điều, và được sắp xếp ngay ngắn, đẹp mắt.

Lấy trầu cau đã cúng để ăn hoặc chia cho người khác dùng bị xem là hành động thiếu tôn kính.

Lấy trầu cau đã cúng để ăn hoặc chia cho người khác dùng bị xem là hành động thiếu tôn kính.

- Không lấy trầu cau cúng để ăn, vì đây là lễ vật đã dâng lên tổ tiên, thần linh. Lấy trầu cau đã cúng để ăn hoặc chia cho người khác dùng bị xem là hành động thiếu tôn kính, làm mất đi giá trị tâm linh của nghi lễ. Dù trầu cau vẫn còn tươi, vẫn nên xử lý bằng cách chôn hoặc đốt nhẹ, trả lại thiên nhiên một cách trang trọng và sạch sẽ.

* Thông tin phong thủy trong bài mang tính tham khảo.

Đinh Huế (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/vi-tri-tuyet-doi-khong-duoc-dat-trau-cau-tren-ban-tho-17225052610525961.htm
Zalo