Về quan niệm 'cúng giao thừa với chân giò cho năm Tỵ may mắn'
Với quan niệm truyền thống dân gian, việc cúng chân giò được cho là tránh điềm xui, mang lại sự tốt lành cho năm con rắn.
Cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch là một phong tục quan trọng vào ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam, đánh dấu việc khép lại một năm đã qua và chào đón năm mới thuận lợi, may mắn, hạnh phúc. Cúng giao thừa còn có ý nghĩa tưởng nhớ công đức của cha ông và mời gọi tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu. Với quan niệm truyền thống dân gian về phong tục tập quán và sự tương sinh tương khắc các con giáp, cúng giao thừa năm nay với chân giò luộc được cho là tránh được điềm xui, mang lại sự tốt lành cho năm con rắn.
Việc chuẩn bị và chọn lựa chân giò để cúng giao thừa đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện lòng thành kính và sự chu đáo của gia chủ. Chân giò được chọn phải đảm bảo chất lượng, tươi ngon và có ý nghĩa tốt lành.
Chọn chân giò tươi: Nên chọn chân giò da sáng và không bị thâm. Chân giò tươi đảm bảo món cúng không chỉ đẹp mắt mà còn giữ được hương vị thơm ngon.
Chọn chân trước hay chân sau:Thông thường, người chuẩn bị ưu tiên chọn chân giò sau vì phần này nhiều thịt hơn, tượng trưng cho sự đầy đủ, thịnh vượng.
Rửa sạch và sơ chế: Chân giò sau khi mua về cần được rửa sạch bằng nước muối loãng, loại bỏ lông và tạp chất trước khi chế biến. Điều này đảm bảo tính thanh tịnh và sạch sẽ cho lễ cúng.
Chế biến chân giò: Chân giò có thể được luộc hoặc ninh tùy theo phong tục từng vùng miền. Khi luộc, cần chú ý giữ độ ngọt của thịt và bày biện đẹp mắt.
Cúng giao thừa trong nhà
Cúng trong nhà là để “nghênh tân, tiễn cựu” – mời thần linh năm mới đến và tiễn các vị thần năm cũ. Đồng thời, đây cũng là dịp tri ân tổ tiên đã phù hộ độ trì, bảo vệ gia đình trong suốt năm qua.
Chuẩn bị:
- Chân giò luộc
- Hoa quả gồm ngũ quả như chuối, cam, thanh long, xoài, táo
- Bánh kẹo, rượu
- Xôi gấc, canh (măng)
- Tiền vàng, hương, chè thuốc
- Trầu, cau, hoa
Chú ý:
- Xôi, chân giò khi hóa vàng xong thì thụ lộc (còn lại để trên bàn thờ)
- Thời gian cúng; lúc giao thừa
Cúng ngoài trời
Việc cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.
Chuẩn bị:
Hoa quả (ngũ quả)
- Lễ mặn: chân giò, xôi gấc, bánh chưng
- Lễ vật: trầu, cau, rượu, trà, quan thần linh (tiền vàng),hoa
- Muối, gạo (khi hóa vàng xong thì rắc xung quanh)
Chú ý:
- Thời gian cúng: Từ 11h45 đến 1h15. Đến 1h15 thì hóa vàng
- Đặt mâm cúng ngoài trời ở nơi trang trọng, sạch sẽ, thường là trước cửa nhà hoặc sân rộng. Mâm cúng cần quay về hướng phù hợp với tuổi hoặc mệnh của gia chủ, hoặc hướng Nam - được coi là hướng đón thần linh./.