Vẻ đẹp của loài ốc xoắn vách quý hiếm ở Việt Nam
Ốc xoắn vách là một loài ốc quý hiếm, có trữ lượng ít của Việt Nam. Loài ốc này không chỉ có giá trị khoa học mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.

Ốc xoắn vách có tên khoa học là Epitonium scalare (Linnaeus), vỏ màu trắng, dài 60mm, rốn rộng, miệng tròn và phẳng.

Ốc xoắn vách có thân xoắn và cuốn tròn, tách thành nhiều đoạn. Mỗi đoạn có 9 - 10 vách ngăn, chia mỗi đoạn thành 8 - 9 ngăn.

Ốc xoắn vách sống ở đáy sâu, trên mặt đáy cát bùn, có khi xuống sâu 20 - 30m.

Tại Việt Nam, ốc xoắn vách có ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Côn Đảo.

Trên thế giới, ốc xoắn vách phân bố ở phía Tây Thái Bình Dương, Nhật Bản, Trung Quốc, phía Tây đảo Fiji, Australia.

Ốc xoắn vách là loài ốc quý hiếm. Mặc dù không có ý nghĩa kinh tế (thực phẩm) nhưng lại có ý nghĩa khoa học và thẩm mỹ cao.

Ốc xoắn vách đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992).