VAR của Campuchia và lối đi riêng
VAR của Campuchia làm gì để khỏi tranh cãi?
Cả thế giới bóng đá đang xây dựng kỹ thuật VAR (video assistant referee), VAR ở Việt Nam cũng thế, còn VAR của Campuchia lại chọn lối đi riêng rất đáng tham khảo. Từ ngày VAR ra đời đến nay đã gần 5 năm, nhưng nó vẫn bị “nguyền rủa” bất tận từ châu Âu đến châu Á, đến Đông Nam Á và cả Việt Nam.
Những thứ gì VAR mang lại ở AFF Cup 2024 đã cho thấy VAR chẳng có gì hơn con người cả. Đó là chuyện Nguyễn Xuân Son bị VAR cướp tuyệt phẩm bàn thắng” ở bán kết Singapore - Việt Nam, chuyện Saksan Satree của Thái Lan cứu quả bóng bên ngoài vạch vôi cả gang tay thành bàn thắng hợp lệ nhờ ở bán kết lượt về Thái Lan - Philippines...

Bóng đá Campuchia dùng thêm 4 trợ lý khu vực cầu môn thay vì trang bị VAR. Ảnh: K.T
Chuyện Musiala của Đức bị “đánh cắp quả phạt đền” khi sút mạnh chạm tay Cucurella trong vùng cấm. Nói chung là khi VAR xuất hiện gây ức chế rất nhiều cho nhiều nhà cầm quân. Vừa qua, HLV Velizar Popov của ĐA. Thanh Hóa cũng cay cú xung quanh VAR và nhiều HLV khác nữa.
VAR của Campuchia quyết đi theo cách của mình. Phải nhấn mạnh rằng, bóng đá Campuchia ở tầng điều hành giải đều là những chuyên gia Nhật Bản, các CEO Nhật Bản.
Cách đây 3 ngày, Ban điều hành các giải của Campuchia quyết định không trang bị VAR như số đông nhiều nước hiện nay. Thay vì VAR, mỗi trận đấu Campuchia tăng cường 4 trợ lý đứng sát phía dưới mỗi cầu môn. Nó giống như các giải châu Âu, kể cả UEFA Champions League trước đây. Các trợ lý này tập trung cao độ hỗ trợ trọng tài, nhất là khi bóng vào vùng cấm, phạt đền hay không, bóng qua vạch vôi hay chưa...sẽ đưa ra tư vấn cho trọng tài để trọng tài đưa ra quyết định cuối cùng. Khi trọng tài đủ tự tin đưa ra quyết định phủ nhận hay công nhận phạt đền, các trợ lý này đều có thể can thiệp.
VAR tốn kém tiền bạc, nhân lực rõ ràng qua 5 năm cho thấy nó chẳng có gì ưu điểm hơn, thậm chí ban tổ chức còn thêm đau đầu vì đưa ra phán quyết sai, không thuyết phục, chủ quan và có thể cố ý làm sai lệch.