Uy lực từ pháo hạt nhân M65 của Mỹ khiến xe ô tô 'bốc hơi'

Cách đây đúng 71 năm, Lục quân Mỹ đã bắn thử thành công pháo hạt nhân M65. Đây là lần đầu tiên và duy nhất Washington bắn một vũ khí hạt nhân từ một trong những khẩu pháo lớn nhất thế giới.

Trong Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã phát triển nhiều cách khác nhau để phóng đạn hạt nhân nhằm hủy diệt kẻ thù.

Một trong các vũ khí đó là loại pháo kéo được chế tạo vào đầu những năm 1950 có thể bắn ra một quả đạn hạt nhân có sức công phá uy lực.

Ra đời năm 1953, pháo hạt nhân M65 của Mỹ từng là nỗi khiếp sợ cho đối phương. Sức công phá khủng khiếp từ loại pháo này có thể khiến mọi thứ bốc hơi trong chốc lát.

Với đương lượng nổ của mỗi phát bắn lên tới 15kt, tương đương với quả bom mà Mỹ từng ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, pháo hạt nhân M65 Mỹ đủ sức hủy diệt bất cứ thành phố nào.

Trong thời đại tên lửa chưa phát triển cực thịnh thì pháo bắn đạn hạt nhân chính là vũ khí thể hiện sức mạnh của các cường quốc lớn như Mỹ và Liên Xô.

Để tạo ra sức mạnh trước đối thủ, Mỹ đã nghiên cứu và chế tạo thành công pháo nguyên tử với mã hiệu M65.

Pháo hạng nặng cơ giới M65 cỡ nòng 280 mm của Lục quân Mỹ thực ra được chế tạo dựa trên khẩu pháo đường sắt hạng nặng Krupp K5 của Đức Quốc xã.

Pháo đường sắt hạng nặng Krupp K5 có sức tàn phá lớn mà quân Đồng minh chiến đấu tại Ý trong Thế chiến thứ hai đặt tên là "Anzio Annie”.

Pháo đường sắt hạng nặng Krupp K5 có sức tàn phá lớn mà quân Đồng minh chiến đấu tại Ý trong Thế chiến thứ hai đặt tên là "Anzio Annie”.

Với trọng lượng khoảng 85 tấn, khẩu pháo M65 cần đến hai xe vận tải để di chuyển.

Năm 1953, quân đội Mỹ đã di chuyển hai khẩu pháo loại này bằng đường sắt từ Fort Sill, Oklahoma đến một bãi thử ở Nevada, nơi người ta sử dụng một khẩu để bắn một quả đạn hạt nhân.

Đây là cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên và cuối cùng để thử thách khả năng tấn công nguyên tử của khẩu pháo.

Vào ngày 25/5/1953, chỉ vài tháng sau khi khẩu pháo M65 ra mắt công chúng trong lễ duyệt binh nhậm chức của Tổng thống Dwight D.Eisenhower, các binh sĩ lục quân đã sử dụng khẩu pháo có tên "Able Annie", một trong số 20 khẩu M65 từng được chế tạo, để bắn một quả đạn hạt nhân.

Vụ thử nghiệm pháo nguyên tử có tên mã là Grable, là vụ thử thứ mười trong loạt thử nghiệm vũ khí hạt nhân chiến dịch Upshot-Knothole của Mỹ khi đó.

Quả đạn pháo hạt nhân có giá 800.000 USD, được nói là đã đạt hiệu quả như mong đợi.

Khoảng 19 giây sau khi quả đạn được bắn lúc 8h31 sáng, nó phát nổ ở khoảng cách gần 13km độ cao khoảng 158 m.

“Quả đạn pháo có thể quét sạch một sư đoàn đối phương đã phát nổ phía trên mục tiêu với sức công phá tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT", một báo cáo viết.

Với phát khai hỏa đó, khẩu "Able Annie" đã trở thành "Atomic Annie" (Annie nguyên tử). Mặc dù cái tên này chỉ áp dụng cho một khẩu pháo, nhưng sau đã được dùng để chỉ loại pháo M65 nói chung.

Đạn nguyên tử của M65 là đạn W9 có đường kính 280 mm, dài 139 cm và nặng 364 kg.

Nó sử dụng 50 kg urani làm giàu cấp độ vũ khí, được sắp xếp theo một hệ thống tiên tiến giúp các khối urani va chạm nhau khi viên đạn phát nổ, kích hoạt chuỗi phản ứng hạt nhân tạo ra vụ nổ có sức công phá 15 kiloton.

Tuy mang một trọng lượng và kích thước quá khổ với sức công phá khủng khiếp, nhưng kíp chiến đấu chỉ cần từ 5 đến 7 người.

Mọi thứ trong vòng bán kính hàng chục km đều bị thổi tung và bốc hơi dưới sức công phá khủng khiếp của vụ nổ hạt nhân.

Hình ảnh khủng khiếp từ vụ thử pháo hạt nhân M65 được ghi lại.

Ngay cả những chiếc xe ô tô lớn cũng nhanh chóng bốc hơi dưới sức công phá của pháo hạt nhân M65.

Với thiết kế đã được kiểm chứng, M65 và đạn của nó sau đó đã được chuyển bằng đường biển đến Đức, nơi chúng được di chuyển địa điểm liên tục trong gần một thập kỷ để răn đe Liên Xô.

Được bảo vệ bởi các trung đội bộ binh, những khẩu M65 khi đó được kéo đi khắp các khu rừng châu Âu, để khiến Liên Xô khó phát hiện.

Tuy nhiên, pháo M65 có nhược điểm là quá lớn và cồng kềnh nên khó che giấu, khó vận chuyển bằng máy bay, buộc người ta phải tháo rời các bộ phận và dùng tàu để chở bằng đường biển đến nơi tập kết, sau đó đưa lên tàu hỏa và lắp ráp lại tại căn cứ.

Bởi vậy, đến năm 1963, pháo hạt nhân M65 được cho nghỉ hưu sau khi các đạn pháo hạt nhân nhỏ hơn cỡ nòng 155 mm và 203 mm ra đời.

Bởi vậy, đến năm 1963, pháo hạt nhân M65 được cho nghỉ hưu sau khi các đạn pháo hạt nhân nhỏ hơn cỡ nòng 155 mm và 203 mm ra đời.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/uy-luc-tu-phao-hat-nhan-m65-cua-my-khien-xe-o-to-boc-hoi-post589266.antd
Zalo