Tỷ phú Pavel Durov vừa bị tạm giam, ông chủ của ứng dụng nhắn tin Telegram giàu có cỡ nào?
Được so sánh với tỷ phú công nghệ Mark Zuckerberg về sự tài giỏi và giàu có nhưng cái tên Pavel Durov cũng khiến vị tỷ phú công nghệ trẻ tuổi gắn liền với nhiều tai tiếng về rắc rối chính trị.
Telegram được biết đến như là ứng dụng nhắn tin mã hóa có mức độ bảo mật cao hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, sự kiểm soát lỏng về mặt nội dung đã biến Telegram trở thành nơi giao dịch và phát tán tài liệu cấm của các tổ chức khủng bố, lừa đảo, mại dâm… Sau nhiều lần cố tình phớt lờ yêu cầu kiểm duyệt nội dụng từ chính phủ, cuối cùng thì ông chủ của Telegram - tỷ phú công nghệ Pavel Durov cũng đã bị bắt tạm giam tại Pháp vào ngày 24/8 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ sau 96 giờ, lệnh tạm giam đối với tỷ phú Pavel Durov đã chấm dứt để tiếp tục quá trình thẩm vấn sơ bộ.
Telegram trị giá bao nhiêu?
Telegram là ứng dụng nhắn tin miễn phí sử dụng mã hóa. Vì thế, mức độ bảo mật của ứng dụng là rất cao. Vì Telegram có tính riêng tư cao nên nhiều tổ chức khủng bố, lừa đảo và mại dâm đã lợi dụng kẽ hở này để kết nối thông tin trên đó. Tính cho đến nay, ứng dụng nhắn tin miễn phí này đã thu hút khoảng 800 triệu người dùng trên thế giới. Trên bảng xếp hạng lượt tải về, Telegram xếp thứ tư sau các ông lớn như Whatapps, WeChat và Facebook Messenger.
Durov định giá ứng dụng Telegram của mình khoảng 30 tỷ USD. Trong năm 2023, Telegram đã thu về 45 triệu USD thông qua dịch vụ Premium cho người dùng cao cấp. Thông qua quảng cáo và đăng ký, ứng dụng cũng đang kiếm được hàng trăm triệu USD.
Tỷ phú Pavel Durov giàu có cỡ nào?
Mặc dù là chủ sở hữu một gã khổng lồ công nghệ trong tay nhưng dường như nhiều người vẫn chưa biết tới vị tỷ phú trẻ tuổi người Nga lắm tài nhiều tật này. Pavel Durov, sinh năm 1984 tại thành phố St. Petersburg, Nga và có một phần dòng máu Ukraine. Hiện tại, anh đang sinh sống tại thành phố Dubai, Ả Rập. Thành phố giàu có nổi tiếng của khu vực Trung Đông này cũng là trụ sở chính của Telegram hiện nay.
Là một thần đồng công nghệ tài giỏi, từ năm 2002, Pavel Durov đã ra mắt ví điện tử có tên Fragment. Nhóm của anh gồm 5 người và chỉ mất đúng 5 tuần để hoàn thành dự án. Chưa đầy 1 tháng sau khi ví Fragment ra mắt, nhóm của Pavel đã thu về 50 triệu USD từ việc bán tên người dùng.
Đến năm 2006, Pavel Durov tiếp tục thành lập ra mạng xã hội của Nga có tên Vkontakte. Đến năm 2015, anh bán 12% cổ phần của Vkontakte và thu về 300 triệu USD.
Telegram được Pavel Durov và anh trai là Nikolai sáng lập ra vào năm 2013. Phần lớn tài sản của Pavel đến từ ứng dụng Telegram. Đến năm 2018, anh em nhà Durov đã huy động vốn đầu tư được 1,7 tỷ USD để tạo ra hệ thống blockchain Telegram Open Network - TON. Tuy nhiên, đến năm 2020, dự án đã đóng cửa do bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ cấm.
Năm 2018, tỷ phú Pavel Durov được tạp chí Forbes vinh danh và một trong những tỷ phú trẻ nhất trong danh sách với tài sản ròng ước tính lên tới 15,1 tỷ USD. Tại khu vực Trung Đông giàu có, Pavel Durov được coi là tỷ phú nước ngoài giàu có nhất sinh sống tại Ả Rập vào thời điểm đó. Thậm chí, tổng tài sản của anh còn vượt qua cả tỷ phú người Ả Rập giàu nhất thế giới là Nassef Sawiris với 7,7 tỷ USD.
Các dự án sáng tạo về công nghệ đã đem tới cho Pavel Durov sự giàu có và danh tiếng, nhưng cũng đồng thời đem đến cho anh những rắc rối về chính trị. Được biết, Pavel Durov không đồng ý cho Điện Kremlin (Nga) truy cập vào dữ liệu của Vkontakte cũng như Telegram.