Từ vụ sập cầu Phong Châu: Nắm rõ quy tắc này để sống sót
Trong những tình huống bất ngờ như sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, bạn có biết mình phải làm gì để sống sót nếu ô tô chìm xuống nước? Hãy chuẩn bị sẵn những kỹ năng thoát hiểm.
Không ai muốn mình rơi vào tình huống bị mắc kẹt trong một chiếc ô tô đang chìm dưới nước, nhưng cuộc sống đôi khi xảy ra những tình huống không thể lường trước. Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ vừa qua đã chứng minh điều đó. Để có thể an toàn thoát ra khỏi xe, sự bình tĩnh và hành động nhanh chóng là yếu tố then chốt.
Mở cửa kính – "Cánh cửa" sống sót
Các tài xế dày dạn kinh nghiệm luôn tuân thủ một nguyên tắc vàng khi lái xe qua cầu, đó là mở cửa kính. Hành động này không chỉ đơn giản là để tăng cường thông gió, mà còn là một kỹ năng sinh tồn quan trọng.
Nếu không may rơi xuống nước, mở cửa kính ngay lập tức sẽ tạo ra lối thoát nhanh nhất. Trái với quan niệm sai lầm rằng đóng kín cửa giúp xe nổi, thực tế, nước sẽ nhanh chóng xâm nhập vào khoang xe qua các khe hở của hệ thống điều hòa hoặc các khe cân bằng áp suất, khiến xe chìm nhanh hơn.
Theo các chuyên gia từ Faculty of Kinesiology and Recreation Management (Canada), trong thử nghiệm thực tế, nước có thể ngập hoàn toàn khoang lái chỉ sau 1 phút khi cửa xe đóng kín. Việc mở cửa xe trong tình huống này trở nên vô cùng khó khăn vì áp suất bên ngoài và bên trong xe không cân bằng. Chỉ khi khoang xe ngập nước hoàn toàn, bạn mới có thể mở cửa được.
Vì vậy, việc hạ kính cửa sổ ngay từ đầu sẽ giúp bạn gia tăng đáng kể cơ hội thoát ra ngoài an toàn.
Làm sao khi không thể mở cửa?
Dù nguyên tắc là vậy, nhưng không phải lúc nào cũng có thể mở cửa kính khi qua cầu, ví dụ như trong thời tiết mưa bão.
Khi đó, bạn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước được tổng hợp bởi trang Wikihow, từ những lời khuyên của các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới như Top Gear, Gizmodo, CBS, và Popular Mechanics.
Kinh nghiệm là luôn để sẵn dụng cụ phá kính, cắt dây trong xe ở vị trí thuận tiện nhất, thậm chí tập dượt cho kế hoạch thoát hiểm nếu có thể.
Trong mọi trường hợp, hãy nhớ rằng sự chuẩn bị trước về kiến thức và kỹ năng sinh tồn có thể giúp bạn giữ được bình tĩnh, hành động đúng đắn, và tự cứu lấy mạng sống của mình khi gặp phải tình huống hiểm nguy.