TTK LHQ: Cần cải tổ HĐBA, các cấu trúc tài chính 'lỗi thời, bất công'
Tại Đại Hội đồng LHQ, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an và các cấu trúc tài chính quốc tế đã 'lỗi thời, bất công'.
Ngày 19-9, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 78 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) tại TP New York (Mỹ), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres nêu lên hàng loạt vấn đề toàn cầu cấp bách đòi hỏi sự hợp tác từ các quốc gia trên thế giới, theo tờ The Guardian.
Nền quản trị toàn cầu hiện nay trở nên lỗi thời
Cụ thể, mở đầu bài phát biểu, ông Guterres chỉ ra rằng thế giới ngày càng hỗn loạn trong bối cảnh căng thẳng địa gia tăng và nhân loại dường như không có khả năng hợp tác để đối phó các thách thức.
Ông Guterres nhấn mạnh rằng thế giới đang nhanh chóng tiến tới một đa cực song nền quản trị toàn cầu hiện nay trở nên lỗi thời. Do đó các thể chế đa phương mạnh mẽ và hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
“Chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nếu các thể chế không phản ánh thế giới như hiện tại. Thay vì giải quyết vấn đề, chúng [các thể chế] có nguy cơ trở thành một phần của vấn đề” - Tổng thư ký LHQ phát biểu.
Ông Guterres cũng cảnh báo sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa các cường quốc kinh tế và , giữa Bắc và Nam, giữa Đông và Tây.
“Hơn bao giờ hết, chúng ta đang bị đẩy gần đến một vết nứt lớn trong hệ thống kinh tế, tài chính và quan hệ thương mại” - ông Guterres cảnh báo.
“Đã đến lúc phải đổi mới các thể chế đa phương dựa trên thực tại kinh tế và chính trị của thế kỷ 21, bắt nguồn từ sự công bằng, đoàn kết và phổ quát, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp ” - Tổng thư ký LHQ nói.
Do đó, người đứng đầu LHQ kêu gọi cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Guterres cũng kêu gọi cải cách sâu sắc “cấu trúc tài chính quốc tế không còn thực hiện đúng chức năng, lỗi thời và bất công”, và đề xuất gói giải cứu trị giá 500 tỉ USD mỗi năm cho các quốc gia đang gồng gánh núi nợ khổng lồ.
Những vấn đề toàn cầu đáng chú ý
Về xung đột Nga-Ukraine, Tổng thư ký LHQ lên án cuộc chiến vi phạm Hiến chương LHQ và quốc tế và tạo ra một chuỗi bi kịch: nhiều người thiệt mang, nhân quyền bị lạm dụng, gia đình tan nát, trẻ em bị tổn thương và hy vọng, ước mơ tan vỡ.
Tuy nhiên ông Guterres nhấn mạnh tác động của cuộc xung đột vượt xa phạm vi ở Ukraine.
“Mối đe dọa hạt nhân khiến chúng ta gặp nguy hiểm. Việc phớt lờ các hiệp ước và công ước quốc tế khiến tất cả chúng ta kém an toàn hơn. Sự yếu kém của nền ngoại giao toàn cầu cản trở những tiến bộ” - Tổng thư ký LHQ đánh giá.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, ông Guterres đề xuất một Hiệp ước Đoàn kết về khí hậu, trong đó các quốc gia phát thải lớn cần nỗ lực hơn nữa để cắt giảm khí thải và các nước giàu hơn nên hỗ trợ các nền mới nổi thực hiện mục tiêu giảm phát thông qua hỗ trợ về tài chính và công nghệ.
“Các nước phát triển phải giảm phát thải ròng về mức 0 vào năm 2040 và đối với các nền kinh tế mới nổi là vào năm 2050” - ông Guterres phát biểu.
Theo đó, Tổng thư ký LHQ đề xuất các bước đi trước mắt để đạt mục tiêu trên, bao gồm việc kêu gọi chấm dứt sử dụng than đá vào năm 2030 đối với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và vào năm 2040 đối với phần còn lại của thế giới.
Ông Guterres nói rằng lũ lụt ở Libya là bức tranh buồn về tình hình thế giới hiện nay và là dấu hiệu cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi biến đổi khí hậu đi kèm với khả năng quản trị yếu kém.
Bên cạnh đó, ông Guterres cũng đề cập trong bài phát biểu về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI). Theo người đứng đầu LHQ, AI hiện đang là chủ đề “vừa gây kinh ngạc vừa gây sợ hãi".
Chính vì vậy ông Guterres thông báo trong tháng này ông sẽ chỉ định một hội đồng cố vấn cấp cao về AI để báo cáo với ông về tác động của AI vào cuối năm nay.