Triển lãm trực tuyến y dược triều Nguyễn

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề 'Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây'.

Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và 130 năm thành lập Viện Pasteur Nha Trang (1895-2025), 100 năm Viện Pasteur Hà Nội (1925-2025).

Triển lãm góp phần tái hiện lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu của y học cổ truyền Việt Nam, cũng như sự thâm nhập cùng những đóng góp của Tây y trên đất Việt.

Với hơn 300 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc gia Pháp và nhiều nguồn tư liệu khác, Triển lãm hy vọng cung cấp cho những nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và công chúng những thông tin hữu ích về nền Y học Việt Nam.

Triển lãm 3D trực tuyến: “Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây” gồm 3 phần: Phần 1: Đông y trong dòng lịch sử Việt Nam; Phần 2: Y dược triều Nguyễn: Gạch nối nền y học Đông - Tây; Phần 3: Tây y trên đất Việt.

Lịch sử Y dược nước ta có từ rất sớm.

Lịch sử Y dược nước ta có từ rất sớm.

Nước ta có lịch sử y dược từ lâu đời với nhiều danh y nổi tiếng. Thời Hùng Vương, tuy y học còn truyền miệng nhưng người Việt đã biết dùng thức ăn để trị bệnh. Thời kỳ Bắc thuộc, có sự giao lưu và tiếp thu y học từ Trung Quốc. Sang thời kỳ độc lập, nền y học cổ truyền nước ta ngày càng phát triển. Về sau, những vị danh y ngày càng nhiều, như Hoàng Đôn Hòa, Trịnh Đôn Phác, Nguyễn Quang Tuân, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nguyễn Gia Phan… đã để lại không ít “cẩm nang y học” truyền lại kinh nghiệm, y thuật và y đức của mình cho thế hệ sau.

Hiện nay, sách y học cổ truyền có tới hàng nghìn quyển, trong đó bộ Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh là bộ y thư đồ sộ nhất ở nước ta. Những bộ y thư này chính là thành tựu của nền y học cổ truyền mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Đến triều Nguyễn, sự hội nhập của Tây y khiến y học Việt Nam ngày càng phát triển. Ban đầu, vua Gia Long cho đặt Thái y viện từ khi còn xưng vương để chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng tộc, hậu cung, quan lại trong triều đình và quản lý các hoạt động y tế của cả nước.

Cuối thế kỉ XIX, khi người Pháp vào nước ta thì nền Tây y cũng thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt cung đình và đời sống nhân dân. Vì vậy, y dược triều Nguyễn chính là dấu gạch nối của nền y học Đông - Tây.

Cuối thế kỉ XIX, khi người Pháp vào nước ta thì nền Tây y cũng thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt cung đình và đời sống nhân dân.

Cuối thế kỉ XIX, khi người Pháp vào nước ta thì nền Tây y cũng thâm nhập mạnh mẽ vào sinh hoạt cung đình và đời sống nhân dân.

Sau khi đặt bộ máy chính trị ở nước ta, chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng một hệ thống y tế mới. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer có kế hoạch thành lập một trường y ở Việt Nam. Bác sĩ Yersin được giao phụ trách việc này. Trường Y Đông Dương ra đời năm 1902 nhằm đào tạo sinh viên địa phương, góp phần cải thiện sức khỏe của người dân và truyền bá Tây y. Các cơ quan quản lý y tế, viện nghiên cứu và cơ sở khám chữa bệnh cũng từng bước được thành lập tại thuộc địa.

Thời gian ra mắt Triển lãm: 09h00 ngày 25 tháng 02 năm 2025.

Trải nghiệm Triển lãm tại: https://www.facebook.com/luutruquocgia1.

Lê Chi

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/trien-lam-truc-tuyen-y-duoc-trieu-nguyen-304259.htm
Zalo