Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 theo hình thức trực tiếp với các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp và các đồng chí thứ trưởng Bộ Tư pháp.

Đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Vĩnh Phúc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Thị Kim Nga và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Vĩnh Phúc. Ảnh Dương Hà

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Thị Kim Nga và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Vĩnh Phúc. Ảnh Dương Hà

Năm 2024, với phương châm “Kỷ cương, trách nhiệm, chủ động, kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” và bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, kết quả công tác trên các lĩnh vực của bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với cùng kỳ; một số lĩnh vực đạt kết quả nổi bật, vượt chỉ tiêu đề ra.

Trong đó, các bộ, ngành ban hành theo thẩm quyền 832 văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 6.099 văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức 566.479 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 55 triệu lượt người; tổ chức 10.239 cuộc thi, thu hút hơn 14 triệu lượt người tham gia, đồng thời cấp gần 1,3 triệu phiếu lý lịch tư pháp, tăng 10,6% so với cùng kỳ.

Nổi bật, đối với công tác thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự đã thi hành xong MERGEFIELD c10 620.657 việc, MERGEFIELD c102 tăng 45.838 việc, MERGEFIELD c104 tăng 7,97% so với cùng kỳ năm 2023. Về tiền, đã thi hành xong hơn 116.531 tỷ đồng, tăng hơn 27.119 tỷ đồng, đạt MERGEFIELD c149 51,84%, MERGEFIELD c250 tăng 5,06% so với cùng kỳ năm 2023, MERGEFIELD c157 cao hơn 5,39% so với chỉ tiêu được giao.

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hoàn thành kết nối chính thức và triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID toàn quốc được Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đánh giá là hoạt động chuyển đổi số nổi bật nhất năm 2024.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ghi nhận, đánh giá cao kết quả công tác lĩnh vực tư pháp năm 2024.

Đồng chí đề nghị bộ, ngành Tư pháp tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực tư pháp.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”; sớm hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến hết năm 2030.

Tập trung rà soát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và đề xuất phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bộ, ngành Tư pháp bảo đảm tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ, ngành Tư pháp cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật.

Tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực, nhất là các cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc các lĩnh vực do bộ, ngành Tư pháp quản lý có nhiều bức xức, dư luận xã hội quan tâm.

Phát biểu chỉ đạo sau hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Thị Kim Nga đề nghị Sở Tư pháp căn cứ vào chương trình công tác năm 2025 của Bộ Tư pháp và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tham mưu với UBND tỉnh ban hành chương trình công tác tư pháp năm 2025 trên địa bàn. Chuẩn bị nội dung, điều kiện cần thiết để thực hiện công tác tổng kết trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là năm 2025, các sở, ban, ngành phải chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, có nghị quyết liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù.

Trong đó đánh giá chi tiết hiệu quả của các chính sách đã ban hành; báo cáo kết quả và đề xuất rõ việc có hay không tiếp tục ban hành chính sách đó trong giai đoạn tiếp theo nhằm bảo đảm công tác tư pháp tiếp tục được triển khai thông suốt, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

Lê Minh

Nguồn Vĩnh Phúc: https://baovinhphuc.com.vn/tin-tuc/articletype/articleview/articleid/121466//trien-khai-cong-tac-tu-phap-nam-2025
Zalo