Trị phồng rộp da do cháy nắng

Phồng rộp da do cháy nắng thường gây rát, ngứa và đau đớn. Việc điều trị sớm đúng cách, giúp hạn chế tổn thương da...

1. Mối nguy khi bị phồng rộp da do cháy nắng

Phồng rộp da do cháy nắng là những nốt mụn nhỏ chứa đầy dịch hình thành trên da do cháy nắng. Khi tiếp xúc với tia UV, melanin (sắc tố bảo vệ da) giúp ngăn chặn tia UV xuyên qua các lớp da. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vượt quá khả năng sản xuất melanin của da, tia UV sẽ xuyên qua và làm cháy da. Các vết phồng rộp do nắng xảy ra khi tia UV đốt cháy lớp trên cùng của da (biểu bì) và lớp giữa của da (trung bì), gây ra tình trạng bỏng cấp độ 2.

Các vết phồng rộp da do ánh nắng mặt trời thường gây đau và ngứa và có thể rỉ dịch khi vỡ ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, hầu hết các vết phồng rộp do ánh nắng mặt trời có thể được điều trị tại nhà và lành trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, các vết phồng rộp do ánh nắng mặt trời có thể bị nhiễm trùng và cần được điều trị.

Phồng rộp do cháy nắng cũng làm tăng nguy cơ tổn thương da, lão hóa sớm và ung thư da. Các tổn thương da có liên quan đến ánh nắng mặt trời: Đốm đồi mồi, sừng hóa ánh sáng, u hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy…

Các vết phồng rộp da do ánh nắng mặt trời thường gây đau và ngứa.

Các vết phồng rộp da do ánh nắng mặt trời thường gây đau và ngứa.

2. Điều trị phồng rộp da do cháy nắng như thế nào?

- Làm mát vùng da: Tắm nước mát trong 15 phút để làm dịu da hoặc có thể đắp khăn mặt sạch thấm nước mát lên vết phồng rộp do cháy nắng.

- Che vết phồng rộp bằng băng khô để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, thay băng hai lần một ngày.

- Bôi thuốc mỡ kháng sinh: Bôi thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin vào vết bỏng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Che da: Mặc quần áo cotton rộng rãi để bảo vệ da và giúp da hở, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khi da đang lành lại.

- Giữ đủ nước: Phồng rộp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước, vì vậy hãy uống nhiều nước.

- Tránh bôi các sản phẩm gốc dầu (vaseline), bơ, lòng trắng trứng, dầu hoa oải hương hoặc kem đánh răng… lên các vết phồng rộp trên da. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng da, thậm chí gây nhiễm trùng da. Tốt nhất nên sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ để các vết cháy nắng không phồng rộp và làm dịu da.

Trước khi đi ra ngoài, nên thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

Trước khi đi ra ngoài, nên thoa kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.

- Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen (tylenol) hoặc ibuprofen (advil) để giảm đau.

- Thuốc kháng histamin OTC như benadryl (diphenhydramine) để giúp giảm ngứa.

Lưu ý, tránh chạm, nặn hoặc gãi mụn nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo. Với những trường hợp bị nhiễm trùng, có thể cần dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cụ thể.

3. Cách phòng ngừa phồng rộp da do cháy nắng

Có thể ngăn ngừa phồng rộp da do cháy nắng bằng cách bảo vệ da khỏi tia UV, bao gồm:

- Sử dụng kem chống nắng: Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút. Nên dùng loại kem phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2 giờ và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều.

- Thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF.

- Tránh xa giường tắm nắng: Tia UV nhân tạo cũng làm tăng nguy cơ bị bỏng và tổn thương da.

- Mặc quần áo bảo hộ: Đội mũ, mặc quần áo dài tay nhẹ hoặc quần áo chống nắng có chỉ số chống tia cực tím (UPF).

- Tránh ra ngoài khi trời nắng cao điểm: Không nên ra ngoài trời vào những giờ cao điểm hoặc vào trong bóng râm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Đừng để cháy nắng làm hỏng da.

BS. Cao Như Đạt

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tri-phong-rop-da-do-chay-nang-169250422144554016.htm
Zalo