Tranh cãi khó giải về bức tượng cổ 'người sư tử'

Thời gian qua, các chuyên gia tranh luận về bức tượng cổ 'người sư tử' có niên đại khoảng 40.000 tuổi khắc họa hình ảnh nam hay nữ? Thậm chí, một giả thuyết cho rằng, bức tượng này khắc họa một phù thủy.

Năm 1939, bức tượng cổ "người sư tử" được tìm thấy trong một hang động thuộc thung lũng Schwbische Alb ở Đức.

Năm 1939, bức tượng cổ "người sư tử" được tìm thấy trong một hang động thuộc thung lũng Schwbische Alb ở Đức.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bức tượng được tạc từ ngà voi mammoth. Cổ vật này cao 29,6 cm, rộng 5,6 cm và dày 5,6 cm.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bức tượng được tạc từ ngà voi mammoth. Cổ vật này cao 29,6 cm, rộng 5,6 cm và dày 5,6 cm.

Bức tượng nhận được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu khi mô tả hình ảnh một nhân vật nửa người nửa sư tử.

Bức tượng nhận được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu khi mô tả hình ảnh một nhân vật nửa người nửa sư tử.

Các chuyên gia tại Bảo tàng Anh đã thực hiện một số nghiên cứu và đi đến kết luận người xưa mất khá nhiều thời gian để chế tác bức tượng "người sư tử".

Các chuyên gia tại Bảo tàng Anh đã thực hiện một số nghiên cứu và đi đến kết luận người xưa mất khá nhiều thời gian để chế tác bức tượng "người sư tử".

Với những công cụ thô sơ, người xưa mất khoảng 400 giờ để hoàn thành bức tượng cổ này.

Với những công cụ thô sơ, người xưa mất khoảng 400 giờ để hoàn thành bức tượng cổ này.

Giới nghiên cứu suy đoán người xưa có thể tạo ra bức tượng cổ "người sư tử" cho hoạt động nghi lễ. Nó nhiều khả năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Giới nghiên cứu suy đoán người xưa có thể tạo ra bức tượng cổ "người sư tử" cho hoạt động nghi lễ. Nó nhiều khả năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Từ đây, các chuyên gia nhận định đây là một trong những bằng chứng lâu đời nhất về nghi lễ tôn giáo của con người.

Từ đây, các chuyên gia nhận định đây là một trong những bằng chứng lâu đời nhất về nghi lễ tôn giáo của con người.

Điều khiến giới nghiên cứu tranh luận gay gắt là bức tượng khắc họa hình ảnh nam hay nữ. Sở dĩ họ chưa thể tìm ra lời giải chính xác cho bí ẩn này là vì ở phần bụng của bức tượng bị mất một đoạn nhỏ. Điều này làm họ gặp khó khăn trong việc xác định giới tính của bức tượng.

Điều khiến giới nghiên cứu tranh luận gay gắt là bức tượng khắc họa hình ảnh nam hay nữ. Sở dĩ họ chưa thể tìm ra lời giải chính xác cho bí ẩn này là vì ở phần bụng của bức tượng bị mất một đoạn nhỏ. Điều này làm họ gặp khó khăn trong việc xác định giới tính của bức tượng.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, sư tử từ lâu được xem là biểu tượng của nam giới với tính cách mạnh mẽ, can đảm. Do vậy, họ suy đoán bức tượng tạc người đàn ông với chiếc đầu sư tử.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, sư tử từ lâu được xem là biểu tượng của nam giới với tính cách mạnh mẽ, can đảm. Do vậy, họ suy đoán bức tượng tạc người đàn ông với chiếc đầu sư tử.

Dù vậy, một giả thuyết khác suy đoán bức tượng cổ "người sư tử" có thể khắc họa hình ảnh một nữ phù thủy. Theo giả thuyết này, vào thời cổ đại, phụ nữ không chỉ chăm sóc gia đình, con cái mà còn đi săn và giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo.

Dù vậy, một giả thuyết khác suy đoán bức tượng cổ "người sư tử" có thể khắc họa hình ảnh một nữ phù thủy. Theo giả thuyết này, vào thời cổ đại, phụ nữ không chỉ chăm sóc gia đình, con cái mà còn đi săn và giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo.

Mời độc giả xem video: Bức tượng hú hét hàng đêm và sự thật chẳng ngờ phía sau.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tranh-cai-kho-giai-ve-buc-tuong-co-nguoi-su-tu-2011285.html
Zalo