TPHCM: Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng

Trong điều kiện diện tích giao thông rất thấp, TPHCM khuyến khích người dân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Tọa đàm “Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông”.

Tọa đàm “Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông”.

Trong điều kiện diện tích giao thông rất thấp, TPHCM có nhiều kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình như Metro, hầm chui, mở rộng giao lộ, hệ thống đèn, biển báo giao thông, vạch kẻ đường trước cổng trường, dải phân cách giữa các làn xe… Từ đó, khuyến khích người dân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Đây là chia sẻ của ông Đỗ Ngọc Hải – Trưởng phòng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ - Sở GTVT TPHCM tại Tọa đàm “Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông”, ngày 24/12.

 Thượng tá Lê Văn Hải - Phó Trưởng phòng CSGT - Công an TPHCM (PC08).

Thượng tá Lê Văn Hải - Phó Trưởng phòng CSGT - Công an TPHCM (PC08).

Theo ông Đỗ Ngọc Hải, TPHCM là siêu đô thị, số lượng phương tiện tăng hàng năm và tăng 7% năm 2024. Do đó, người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp giải tỏa việc quá tải diện tích mặt đường, hạn chế tối đa va chạm trên đường.

Liên quan đến chủ đề Tọa đàm “Văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông”, Thượng tá Lê Văn Hải - Phó trưởng Phòng CSGT Công an TPHCM, lưu ý, nguyên nhân các vụ ẩu đả, va chạm trong thời gian vừa qua không thể đánh đồng do áp lực kẹt xe, tắc đường mà xuất phát từ ý thức của người tham gia giao thông.

Thượng tá Lê Văn Hải cho rằng, tâm lý của của người tham gia giao thông sợ kẹt xe và muốn đi nhanh, về sớm nên đi lấn làn, đi lên vỉa hè rồi xảy ra va chạm và mất bình tĩnh khi giải quyết dẫn đến cách ứng xử không phù hợp.

 Tọa đàm thu hút đông đảo các bạn sinh viên Trường Đại học GTVT TPHCM tham gia.

Tọa đàm thu hút đông đảo các bạn sinh viên Trường Đại học GTVT TPHCM tham gia.

Hiện có lưu lượng phương tiện rất đông, trên 10 triệu xe. Trong đó, 9 triệu phương tiện mô tô, một triệu là ô tô, chưa kể các phương tiện khác đổ về, nên đòi hỏi người dân phải nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.

“Trường hợp xảy ra va chạm, người dân phải nhường nhịn và phải có một bên nhận mình sai thì vụ việc mới được giải quyết và không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Người dân nên dừng lại hỏi thăm, kiểm tra phương tiện xem có bị hư hỏng, người có bị thương. Sau đó, tìm hướng giải quyết chứ không nên bỏ đi, như vậy mới là ứng xử có văn hóa trong tham gia giao thông”, Thượng tá Lê Văn Hải cho hay.

Đánh giá cao về buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM, nhận định, buổi tọa đàm là sự kiện giúp nâng cao nhận thức ứng xử khi tham gia giao thông cho sinh viên, có sức lan tỏa tới giới trẻ.

 PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM.

Hiện nay, Trường Đại học GTVT TPHCM chưa nhận được thông tin nào về các vụ việc sinh viên bạo hành, hành hung người khác khi tham gia giao thông. Những sinh viên mặc đồng phục nhà trường, khi va chạm giao thông chắc chắn là những người yếu thế hơn, đặc biệt là sinh viên năm nhất.

“Tuy nhiên, có thể thấy, qua các tình huống chia sẻ, sinh viên Trường Đại học GTVT TPHCM luôn nhã nhặn khi tham gia giao thông. Nếu có ý thức, có sự điềm đạm, khiêm tốn thì có thể thoát ra khỏi những tình huống không mong muốn khi tham gia giao thông", PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Lâm Ngọc

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tphcm-khuyen-khich-nguoi-dan-su-dung-phuong-tien-cong-cong-post713349.html
Zalo