TP.HCM xây dựng hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Nếu được phê duyệt, TP.HCM sẽ là thành phố điện ảnh UCCN (UNESCO Creative Cities Network) đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, mang theo nhiều kỳ vọng phát triển trong tương lai.

Ngày 15/2, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo quốc tế nhằm tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý và các bên liên quan để hoàn thiện hồ sơ gia nhập Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực điện ảnh.

Quá trình xây dựng hồ sơ được TP.HCM thực hiện với sự tập trung cao độ, phối hợp giữa Sở Văn hóa và Thể thao cùng các cơ quan chuyên môn trong và ngoài nước. Dự kiến, hồ sơ chính thức nộp đến UNESCO vào ngày 3/3. Nếu được phê duyệt, TP.HCM sẽ là thành phố điện ảnh UCCN đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.

Hội thảo quốc tế nhằm tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý và các bên liên quan để hoàn thiện hồ sơ gia nhập Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực điện ảnh.

Hội thảo quốc tế nhằm tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, nhà quản lý và các bên liên quan để hoàn thiện hồ sơ gia nhập Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực điện ảnh.

Theo báo cáo đề dẫn, điện ảnh là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược phát triển văn hóa của TP.HCM. Hiện TP.HCM đang quy tụ 935 doanh nghiệp, với 9.294 lao động, tạo ra doanh thu 500 triệu USD, đóng góp 0,43% GRDP. TP.HCM cũng có 10 hệ thống rạp, 52 cụm rạp, 295 phòng chiếu và 184 không gian sáng tạo là nơi thực hành nghệ thuật chuyên nghiệp…

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 54 dân tộc sinh sống, khách du lịch quốc tế đạt 6 triệu lượt vào năm 2024, là môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư. Đồng thời, TP.HCM vinh dự nhận đề cử “Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Lễ hội và Sự kiện hàng đầu châu Á” của Giải thưởng Du lịch thế giới năm 2023 (World Travel Awards 2023).

TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho hay, việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội.

Thứ nhất, đẩy mạnh sự sáng tạo, gia tăng giá trị đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa, tạo ra nhiều việc làm cho địa phương. Thứ hai là tăng cường đời sống văn hóa, tăng sự kết nối xã hội, phát huy tài sản văn hóa, sáng tạo của TP.HCM. Thứ ba, bảo vệ, duy trì và phát huy sự đa dạng, độc đáo về văn hóa, tạo dựng các không gian sáng tạo mới. Thứ tư, thúc đẩy hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố thành viên. Và cuối cùng là tăng cường đầu tư du lịch và xây dựng thương hiệu của TP.HCM.

 Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho TP.HCM.

Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho TP.HCM.

Nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh, TP.HCM cam kết cùng doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện đổi mới sáng tạo, đầu tư vào chất lượng học tập suốt đời cho mọi công dân và trở thành thành viên Mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu của UNESCO (2024), khuyến khích và khai thác mọi nguồn lực sáng tạo nhằm góp phần xây dựng và phát triển TP.HCM trở thành “Thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Ngoài ra, UBND TP.HCM cho biết, vừa qua đã ban hành Đề án “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP.HCM đến năm 2030” trên 8 lĩnh vực: Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hóa, thời trang.

Từ đây, TP.HCM kỳ vọng làm nơi kết nối điện ảnh Việt Nam và quốc tế, đóng góp vào sự phát triển chung của điện ảnh khu vực, tăng cường đào tạo và trao đổi chuyên gia, bổ sung thêm nguồn nhân lực chất lượng cao…

Đồng thời đưa Liên hoan phim Quốc tế TP.HCM (HIFF) trở thành sự kiện điện ảnh thường niên, thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa - với mục tiêu sẽ đóng góp 7,2% GRDP năm 2030, tạo ra một định hình mới về văn hóa sáng tạo, khẳng định TP.HCM là điểm đến đầy cảm hứng của khu vực...

Trong bản hồ sơ, nhóm nghiên cứu đưa ra 6 sáng kiến để TP.HCM tham gia UCCN trong lĩnh vực điện ảnh. Trong đó, có ba sáng kiến địa phương và ba sáng kiến quốc tế.

Ba sáng kiến địa phương bao gồm: Kiến tạo điện ảnh trong học đường, dự án “Sắc màu cuộc sống qua điện ảnh”, xây dựng không gian sáng tạo điện ảnh.

Ba sáng kiến quốc tế bao gồm: Diễn đàn mạng lưới các thành phố điện ảnh châu Á, tổ chức liên hoan phim quốc tế thường niên, hình thành đầu mối hỗ trợ phát triển điện ảnh.

Dự kiến ngân sách dành cho sáng kiến là 16,72 triệu USD trong 4 năm. Trong đó kiến tạo điện ảnh trong học đường chiếm 3,18 triệu USD; dự án “Sắc màu cuộc sống qua điện ảnh” chiếm 2,86 triệu USD; xây dựng không gian sáng tạo điện ảnh chiếm 5,97 triệu USD; diễn đàn mạng lưới các thành phố điện ảnh châu Á chiếm 397.710 USD; tổ chức liên hoan phim quốc tế thường niên chiếm 3,18 triệu USD; hình thành đầu mối hỗ trợ phát triển điện ảnh chiếm 795.420 USD.

Hoài Sương

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/tphcm-xay-dung-ho-so-dang-ky-tham-gia-mang-luoi-cac-thanh-pho-sang-tao-cua-unesco-d246726.html
Zalo